Trong thành phố Hồ Chí Minh, số lượng trạm y tế phường hiện nay là 300 trạm, chưa tính các huyện ngoại thành. Còn các tỉnh thì số lượng trạm y tế rất lớn, mỗi một xã phải ít nhất có một trạm y tế. Tổng các trạm y tế trên toàn nước có hơn 1.200 trạm. Hoạt động chủ yếu của trạm y tế là thăm khám chữa bệnh nhẹ cho người dân, các bệnh nặng hay nguy kịch, trạm y tế có chức năng hồi sức và vận chuyển lên các bệnh viện lớn để chữa trị. Vì vậy, trạm y tế là quy định và bắt buộc phải xây dựng và hoạt động.
Có chức năng quan trọng, nhưng thật ra, trạm y tế có quy mô khá nhỏ, hoạt động ít và nước thải thải ra cũng rất ít. Tuy nhiên, vì tính chất độc hại của nước thải y tế, nên tất cả các trạm y tế đều phải xử lý nước thải y tế.
Công nghệ xử lý nước thải trạm y tế
Môi trường HANA – với kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên tư vấn và thực hiện các hệ thống xử lý nước thải y tế. Nhìn chung, công nghệ xử lý nước thải trạm y tế bao gồm 7 bước, tuy nhiên, HANA đã nhận ra với mỗi cơ sở y tế khác nhau, thì sẽ có công nghệ xử lý nước thải y tế khác nhau để áp dụng. Vì vậy, hãy liên hệ HANA để được tư vấn và đưa ra phương án xử lý nước thải trạm y tế phù hợp nhất
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
1. Nguồn phát sinh nước thải trạm y tế:
Nước thải trạm y tế phát sinh từ 2 hoạt động chính :
- Nước thải sinh hoạt : phát sinh từ các hoạt động tắm gặt, tẩy rửa của người nhà bệnh nhân và nhân viên bệnh viện, phát sinh từ hoạt động của các bếp ăn, căn teen.
- Nước thải y tế : dịch, máu, mủ, khám chữa bệnh, vệ sinh dụng cụ y khoa,..
2. Thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải trạm y tế:
- Các chất rắn trong nước thải: Tổng chất rắn (TS) , tổng chất rắn lơ lững (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), ngòai ra còn chứa các hạt dạng keo, khó lắng.
- Các chỉ tiêu hữu cơ: Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Các chất dinh dưỡng: Nitơ ( tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, amoni, và các hợp chất dạng oxy hóa nitrit và nitrat), photpho ( tồn tại dưới dạng orthophotphat ( ), polyphotphat ( ) và photphat hữu cơ) gây phú nhưỡng nguồn nước.
- Chất khử trùng và chất độc hại: Chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất Clo ( Cloramin B, Clorua vôi. Các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd) và các hợp chất AOX( Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ), các chất phóng xạ phát sinh từ quá trình chụp X-quang và xét nghiệm.
- Các vi sinh vật gây hại: Coliforms, Samonella typhi ( gây bệnh thương hàn), Vibrio cholerae ( gây bệnh tả),… các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh.
3. Công nghệ xử lý nước thải trạm y tế
Với tính chất nước thải của trạm y tế, Công nghệ xử lý nước thải trạm y tế được áp dụng là công nghệ AO kết hợp MBR, giúp xử lý BOD, COD, N, P và các vi sinh vật gây hại có trong nước thải trạm y tế. Nếu trạm y tế lớn, có công suất hoạt động và lượng nước thải y tế cao, thì có thể sử dụng công nghệ AAO kết hợp MBR.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
4. Thuyết minh quy trình và công nghệ xử lý nước thải trạm y tế
- Song chắn rác: Nước thải chảy theo đường ống dẫn qua song chắn rác trước khi đi vào hố gom nước thải. Tại đây, lượng rác thô và chất rắn lơ lửng có kích thước lớn sẽ được giữ lại. Nước sau khi qua song chắn rác sẽ đi vào hố gom nước thải.
- Hố gom nước thải: Hố thu gom có nhiệm vụ thu gom và lưu giữ nước thải trước khi đi vào bể điều hòa bằng bơm chìm đặt trong hố gom nước thải.
- Bể điều hòa: Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào ,đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý phía sau. Trong bể gắn cánh khuấy chìm hoặc sục khí để tránh tình trạng lắng bùn trong bể điều hòa. Nước trong bể điều hòa sẽ được bơm đặt chìm bơm qua bể Anoxic
- Bể Anoxic: Nước từ bể điều hòa và một phần nước tuần hoàn bể MBR được dẫn sang Anoxic, tại đây diễn ra quá trình khử Nito và loại bỏ Photpho dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành Nito nguyên tử bay lên và bùn. Trong bể lắp đặt máy khuấy tạo sự xáo trộn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật thiếu khí. Sau đó nước được dẫn sang bể Aerotank tiếp tục xử lý.
- Bể Aerotank: Trong bể Aerotank lắp đặt hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa hiếu khí các hợp chất hữu cơ, diễn ra quá trình nitrat hóa. Nước thải sau khi diễn ra quá trình nitrat biến chuyển đổi từ NH4+ chuyển thành NO3–.
- Bể sinh học MBR: Màng lọc MBR được đặt trong bể với kích thước lỗ nhỏ (0.03 µm) giữ lại bùn và 98% vi khuẩn có trong nước thải , chỉ cho nước sạch đi qua. Nước thải liên tục được tuần hoàn từ bể MBR về bể Anoxic để xử lý triệt để Nito có trong nước thải. Nước sạch được bơm hút ra bể khử trùng và một phần đưa về bể chứa nước rửa màng. Màng MBR liên tục được rửa ngược để tránh nghẹt màng.
Bể chứa nước rửa màng: Một phần nước sạch từ bể MBR được hút vào bể chứa nước rửa màng để sử dụng cho việc rửa màng.
- Bể khử trùng: Nước được khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) trước khi thải ra môi trường.
- Bể chứa bùn: chứa lượng bùn từ bể Aerotank và UASB, tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy bể được mang đi chôn lấp, lớp nước trên bề mặt được dẫn về bể điều hòa tiếp tục xử lý.
Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.
5. Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải trạm y tế:
- Công nghệ tiên tiến,
- Chất lượng nước đầu ra ổn định, đạt QCVN28:2010/BTNMT, loại B,
- Diện tích sử dụng nhỏ,
- Dễ dàng di chuyển đến vị trí khác,
- Dễ vận hành,
- Chi phí vận hành thấp
Hình thức xử phạt nếu không xử lý nước thải trạm y tế:
Quy định xử phạt được thể hiện theo nghị định 155/2016/NĐ-CP. Theo đó, chỉ cần 1 trong các chỉ tiêu theo QCVN 28/2010/BTNMT vượt chỉ tiêu, trạm y tế có thể bị phạt đến 130 triệu đồng nếu có công suất xả thải dưới 100 m3
Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
1. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ).
Để chọn cho mình hệ thống, công nghệ xử lý nước thải trạm y tế phù hợp hay đơn giản chỉ là kiểm tra xem hệ thống xử lý nước thải của trạm y tế mình đã phù hợp và đạt chuẩn hay chưa? Quý khách hãy liên lạc với HANA để được tư vấn và khảo sát trực tiếp tại nơi miễn phí.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải trạm y tế. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.