1. Tổng quan ngành dệt nhuộm
Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Song song với sự phát triển của công nghiệp dệt nhuộm thì vấn đề xử lý các vấn đề về môi trường như nước thải công nghiệp từ ngành dệt nhuộm cũng rất được quan tâm.
Qui trình dệt nhuộm gồm 3 bước chính: sản xuất sợi, sản xuất vải và xử lý vải
– sản xuất sợi: Chất rắn sinh ra chủ yếu trong bước đầu tiên khi làm sạch xơ và khi chải thô.
– Sản xuất vải: 1 lớp hồ tinh bột được phủ vào nhằm tăng độ bền dai, tránh đứt gãy các sợi vải khi dệt. Vải cooton chứa nhiều hồ tinh bột hơn, còn sợi tổng hợp thì sử dụng loại hồ có pha polymer tổng hợp. Trong công đoạn sản xuất vải, hồ dư bị thải ra ngoài là nguồn phải thải chính.
-Xử lý vải: gồm các bước xử lý sơ bộ ( giũ hồ, nấu chuội, kiềm bóng, tẩy trắng), nhuộm và in hoa, hoàn tất.
Xử lý nhằm loại bỏ các chất keo, chất bôi trơn và tẩy trắng vải. Độ màu do quá trình nhuộm phát sinh nhiều nhất.Nước thải vải cotton có độ màu cao hơn vải poly do đó nước thải từ quá trình nhuộm coton khó xử lý hơn, xử lý tốn kém hơn. vải Polyeste thì nước thải có độ màu thấp hơn, tuy nhiên pH của nước thải cao hơn làm quá trình xử lý dễ dàng hơn.
Tùy vào từng loại vải dệt nhuộm mà mức độ xử lý khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nước thải ngành dệt nhuộm có một số tính chất sau:
- Độ màu cao
- pH, nhiệt độ của nước thải cao.
- COD lớn.
- Hàm lượng các hóa chất cao: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,…các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt.
- Nitơ
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành dệt nhuộm
Nước thải ngành dệt nhuộm vô cùng độc hại do chứa nhiều hóa chất độc hại, kim loại nặng và nhiệt cao, gây ảnh hưởng đế thủy sinh và sức khỏe con người. QCVN 13-MT : 2015/BTNMT, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM quy định giới hạn xả thải cho ngành dệt nhuộm như sau:
Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
3. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Nước từ nguồn tiếp nhận được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các lông tơ và sơ sợi vải mịn, trong trường hợp có lượng rượu tẩy lớn, cần phải có loại bỏ dầu.
Tiếp theo, nước qua bể điều hòa. Bể điều hòa nhằm điều chỉnh pH và lưu lượng. Nước thải dệt nhuộm có tính kiềm, pH= 9-10, do đó cần phải trung hòa bằng axit sunfuric. Ngoài ra bể còn có tác dụng giải phóng lượng nhiệt sinh ra từ quá trình nhuộm.
Quá trình keo tụ tạo bông giúp loại bỏ TSS và một phần các tạp chất gây màu trong nước thải dệt nhuộm.
Bể đầu tiên trong quá trình keo tụ tạo bông mà nước thải cần đi qua đó là bể phản ứng.
Tại đây PAC là chất keo tụ chính sẽ phản ứng với tạp chất trong nước thải, chuẩn bị hình thành bông cặn.
Tiếp theo, nước được dẫn qua Bể keo tụ tạo bông, với tốc độ khuấy chậm hơn và sự hỗ trợ của chất trợ keo Polymer, các chất rắn lơ lửng, sơ, sợi, các chất gây màu trong dệt nhuộm được kết bông lại.
Bể lắng dùng để lắng cặn các bông cặn vừa hình thành từ để keo tụ tạo bông.
Bể aerotank nhằm xử lý các hợp chất hữu có trong thành phần nước thải. Aerotank giúp giảm nhẹ lượng ô nhiễm cần xử lý cho bể fenton, từ đó tiết kiệm chi phí hóa chất. Ngoài ra, trong quá trình vi sinh vật hoạt động, phát triển, có sử dụng nitơ và Photpho làm chất dinh dưỡng, làm giảm lượng Nito và Photpho trong nước thải.
Nước thải dệt nhuộm có COD cao, do đó cần xử lý bậc ba để loại bỏ màu và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Hệ Fenton là phương pháp xử lý bậc ba được áp dụng trong hệ thống này. Fenton gồm 3 quá trình ứng với 3 bể:
- Bể 1 là bể hạ pH xuống 3-4 để quá trình fenton diễn ra, pH ảnh hưởng tới nồng độ Sắt (II) và tốc độ phản ứng của quá trình.
- Bể 2 là bể phản ứng, bổ sung H2O2 và FeSO4, gốc *OH hoạt tính sinh ra là tác nhân phá hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Fe2+ + H2O2 —-> Fe3+ + *OH + OH–
- Bể 3 là bể lắng, hydroxit sắt (III) sẽ thực hiện cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử, từ đó loại chúng ra khỏi nước thải. NaOH được thêm vào để trung hòa pH, nhằm đảm bảo pH cho quá trình keo tụ tạo bông được diễn ra.
Nước được khử trùng bằng Javen .
Bùn sinh ra được làm đặc, sau đó được khử nước bằng thiết bị lọc dải ép.
Với công nghệ như trên thì đầu ra sẽ đạt chất lượng QCVN 13-MT:2015/BTNMT.
Xem thêm:
- Xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồn
- Xử lý nước thải cơ sở sản xuất chất dẻo
- Xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Liên hệ
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.