Ô NHIỄM TRẮNG – VẤN NẠN Ô NHIỄM BÙNG NỔ CỦA THỜI ĐẠI 4.0

Vấn nạn ô nhiễm nhựa hiện nay đang nóng hơn bao giờ hết, đang được các nhà khoa học môi trường, các nhà chức trách đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này Hana xin cung cấp một số thông tin về nhựa để chúng ta có thể nắm rõ hơn tác hại của nhựa đối với đời sống như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé!

NGUÔN GỐC – ỨNG DỤNG CỦA NHỰA

Ai là người phát minh ra nhựa – phát minh vĩ đại của thế kỷ 20???

Leo Hendrick Baekeland (1863-1944) là nhà hoá học người Mỹ gốc Bỉ. Ông đã khám phá ra phenol formaldehyd vào năm 1909. Chất này có thể đổ khuôn thành bất kỳ hình dạng nào và có giá thành rẻ để sản xuất. Sản phẩm này được Baekeland gọi là Bakelite, là chất tổng hợp đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng một cách rộng rãi.

Thành phần của nhựa

Hầu hết chất dẻo chứa các polyme hữu cơ. Phần lớn các polyme này có nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có các nguyên tử cacbon hoặc kết hợp với ôxylưu huỳnh hoặc nitơ. Để tạo ra các đặc điểm của chất dẻo, các nhóm phân tử khác nhau được liên kết vào mạch cacbon tại những vị trí thích hợp.

Hầu hết chất dẻo chứa các chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ khác. Số lượng chất phụ gia từ 0% đối với các polymer dùng trong thực phẩm đến hơn 50% dùng trong các ứng dụng điện tử. Thành phần chất phụ gia trung bình khoảng 20% theo khối lượng polymer. Các chất độn làm cải tiến hiệu suất và/hoặc giảm chi phí sản xuất. Phụ gia ổn định bao gồm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của vật liệu. Nhiều loại chất dẻo còn chứa chất độn, chất tương đối troi và vật liệu rẻ tiền khác để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng lượng. Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Một số chất độn có độ hoạt động cao hơn và được gọi là các tăng độ bền. Vì có nhiều loại polyme hữu cơ quá cứng trong một số ứng dụng đặc biệt, chúng phải được trộn với các chất tạo dẻo (nhóm phụ gia lớn nhất[2]) là các hợp chất gốc dầu dùng để cải thiện tính lưu biến. Phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ

Khi Leo Hendrick Baekeland phát minh ra nhựa chắc có lẽ ông cũng không ngờ được phát minh này đã thay đổi cả nhân loại sau này.

Ứng dụng của nhựa vào đời sống

Tại thời điểm đó, phát minh của ông được xem là vĩ đại, vì có thể giúp thay đổi đời sống con người hằng ngày, thay vì dùng kim loại hay gỗ có khối lượng rất nặng. Nhựa đã thay thế được tính năng bền của gỗ, cứng của kim loại, mà còn nhẹ hơn cả 2 loại trên và có thể tạo ra những hình dạng, kích thước đa dạng theo ý của nhà sản xuất.

Nhờ sự đa dạng tiện dụng và giá cả rất rẻ so với khác vật liệu khác, nhựa đã được sử dụng trên phạm vi toàn cầu và trở thành vật liệu không thể thay thế được trong đời sống hằng ngày của con người.

Ban có thể tưởng tượng mức độ phổ biến của nhựa đối với cuộc sống thế nào: từ nylong túi, vật dụng gia đình: ly, chén, đũa…, đựng thực phẩm ước uống, … tới ứng dụng vào sản xuất công nghiệp máy móc: xe máy, ô tô và cả ngành công nghiệp nhựa đường. Có thể thấy được hiện nay con người chúng ta luôn luôn tiếp xúc với nhựa hằng ngày.

 

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9649 – 0932.082.099

Mail: mail@moitruonghana.com

MÔI TRƯỜNG ĐANG ĐI XUỐNG VÌ NHỰA EVERYWHERE…

Bạn có thể hình dung đơn giản thế này:

Khi bạn mua 1 ổ bánh mỳ ăn sáng và người bán dùng túi nylon để gói cho bạn. Và bạn chỉ mất 15 phút để giải quyết ổ bánh mỳ ấy. Còn túi nylon bạn chỉ việc bỏ vô thùng rác. Và nó như thế nào, về đâu là câu chuyện khác và không phải chuyện bạn bận tâm nữa. Túi nylon đó sẽ được thu gom về các nhà máy xử lý rác và chôn lấp hoặc cũng có thể vô tình trôi ra sông, rùi vài năm sau ra tới biển. Và ở lại đó mãi mãi cho đến hết vòng đời. Vậy 1 vòng đời của nó là bao lâu???

Xin thưa 1 túi nylon mất 200-500 năm cho 1 vòng đời để nó biến mất khỏi tầm nhìn của con người nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại ( chỉ do con người không nhìn thấy thôi).

Nghĩa là lúc đó mộ chúng ta đã xanh cỏ và tới đời cháu chắt, chút, chút, chít, chít của các bạn, nó mới được biến mất khỏi trái đât.

Vậy mỗi ngày chúng ta xả ra 1 bao nylon thì có nghĩa là con cháu chúng ta 200-500 năm sau cùng sống chung với nylon mà ngày hôm nay chúng ta thải ra.

Trên trái đất có 7 tỷ người, ước tính trung bình mỗi người xả ra 3kg nylon trong 1 tháng: nghĩa là 100 năm sau trái đất sẽ chứa khoảng: 25,2 x 10^12 kg nylon tương đương 25,2 tỷ tấn nylong.

Để cung cấp thêm thông tin, chúng tôi xin được trích nguồn của tờ báo khoa học để dẫn chứng cụ thể vòng đời của sản phẩm nhựa chúng ta đang dùng hằng ngày.

Infographic sau đây sẽ cho chúng ta biết các loại rác thải nhựa được hình thành từ đâu và vòng đời của chúng kéo dài bao lâu. Mời các bạn theo dõi!

Thoi Gian Phan Huy Rac Thai Nhua Thoi Gian Phan Huy Rac Thai Nhua 1

Thoi Gian Phan Huy Rac Thai Nhua 2Thoi Gian Phan Huy Rac Thai Nhua 3

(Nguồn: https://khoahoc.tv/mat-bao-lau-de-rac-thai-nhua-co-the-phan-huy-93551)

Đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là gì???

Là môi trường, không phải con người chúng ta vì thật ra cũng có ảnh hưởng tới con người nhưng chúng ta không cảm nhận được. Ví dụ: bạn mua một tô phở nóng và người bán đựng trong bao nylon đưa bạn. Bạn trả tiền và coi như đó là tô phở bình thường, không có vấn đề gì và bạn ăn chúng. Vấn đề bắt đầu từ lúc ban ăn chúng, vấn đề này chúng tôi sẽ nói tiếp ở phần sau.

Trở lại việc môi trường là đối tượng đầu tiên bị tác động. Đó là gì,,, xin thưa là nước, là đất. Các loại nhựa khi bị vứt xuống đất mất khoảng 100-200 năm để phân rã hoàn toàn, (dùng từ phân rã có nghĩa là nó chỉ chuyển đổi thành các hạt nhựa có kích thước micro hoặc nano mà không bị chuyển hóa thành chất khác) , và những hạt nhựa li ti được khuếch tán vô đất, vô tình đất bị ô nhiễm bởi hạt nhựa. Vậy những thực, động vật có quan hệ cộng sinh với đất hay các loài động vật ăn cỏ đều bị ảnh hưởng trực tiếp trong chuỗi thức ăn: Đất  –> cây –>  động vật ăn cỏ –> động vật ăn thịt –> con người. Nhựa không tự sinh ra ( do con người nghiên cứu sản xuất mà) cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ vật này sang vật khác.

 

Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là ai???

Là con người chúng ta, và con cháu chúng ta vài trăm năm nữa.

Con người là động vật cao cấp và đứng cuối cùng trong chuỗi thức ăn và đương nhiên con người chịu hậu quả nặng nề nhất.

Quay lại vấn đề tô phở chúng ta đã bàn ở trên. Hầu như thói quen người Việt chúng ta lâu nay quan tâm là làm sao ăn được ngon, ăn nhanh, tiện lợi mà quên mất vật tưởng như vô hại nhất lại nguy hiểm nhất. Túi nylong được sản xuất từ hàng tá loại hóa chất phụ gia. Khi nhiệt độ tô phở nóng của bạn ở 70-80oC, sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi ni lông, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Nghĩa là vô tình chúng ta ăn phở, chúng ta đã ăn thêm nhựa và hóa chất từ túi nylong đựng nó. Bạn vô tình đưa một lượng nhỏ nhựa và hóa chất vô người nhưng với số lượng rất nhỏ, cơ thể không phát hiện để đào thải và chúng tích tụ lại bên trong cơ thể bạn. Năm này qua tháng nọ,,, kết quả là người bạn sẽ biến thành…… vựa ve chai…

Vô tình đưa nhựa vào cơ thể, chúng ta hiện là nạn nhân và cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nhựa.

VẬY CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ???

Bài viết này không bài xích hay khuyên bạn tuyệt đối không sử dụng nhựa vì chắc chắn câu trả lời của bạn là không thể không sử dụng. Vì bản thân mình cũng đang sử dụng nhựa hằng ngày mà.

Mình chỉ nêu ra cách giảm thiểu số lượng sử dụng và sử dụng nhựa sao cho an toàn ít nguy hiểm nhất tới chúng ta.

 

  • Bắt đầu bằng việc tưởng như đơn giản nhưng khó thực hiện nhất đó là thay đổi thói quen tiêu dùng:

Ví dụ: khi bạn đi mua phở, bạn nhớ mang theo cặp lồng ( cà mèn), người bán cũng sẽ rất vui lòng vì không phải đổ vô túi nylong nóng (dễ phỏng cho họ) và người ăn phở cũng vui vì không phải đổ ra tô, và vui cái nữa là không phải ăn thêm một ít hóa chất.

Đi chợ, siêu thị: Bản thân mình hay đi chợ và thấy các chị em bây giờ mua 1 loại thực phẩm là đựng riêng 1 bao, cuối buổi họp chợ về nhà là có trên 10 bao nylong và sau đó đều được vứt vào thùng rác. Ngày xưa các bà, các mẹ đi chợ hay xách làn nhựa, hay làn đan bằng tre rất tiện lợi. Ta cũng có thể phân chia thành 2 nhóm chính: thực phẩm rau củ: đựng chung tất cả vô 1 túi, thực phẩm tươi sống đựng chung vô 1 túi. Vậy chúng ta chỉ vứt 2 bao vô thùng rác thay vì 10 bao.

Thực phẩm ăn uống: nói về ăn uống thì nhiều vô kể các loại thức ăn được đựng sẵn trong chai nhựa. Ví dụ như nước suối, trà xanh, Sting… Các nhà sản xuất luôn luôn muốn đạt doanh thu cao nhất và vì thế chi phí cho sản phẩm sẽ được cân nhắc và giảm thiểu. Và nước đóng lon thường có giá cao hơn so với nước đóng chai nhựa. Và dĩ nhiên, chúng ta uống nước đóng chai sẽ đưa nhựa vào người thay vì dùng lon nước. Và thói quen có hại nữa là chúng ta uống hết thì thường tận dụng lại đựng nước nhiều lần,,, nhà sản xuất thường khuyến cáo khi dùng xong chúng ta sẽ  gom vào thùng rác tái chế để chúng được đem đi xử lý tái chế lại.

Gần đây cũng có các bạn ý thức được sự ô nhiễm từ nhựa nên thay đổi cách ăn uống như sử dụng ống hút tre, inox thay vì ống hút nhựa. Rùi thì xu hướng Less Plastic xuất hiện trong các chuỗi nhà hàng như Starbucks, Highlands… cũng dần dần chuyển đổi ly nhựa thành ly giấy… chứng tỏ chúng ta đã nhận thức đúng đắn về việc sử dụng nhựa quá nhiều…

Và…

Còn nhiều nhiều cách nữa để thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa…

Các bạn nghĩ sao??? Hãy góp ý cho chúng tôi để chúng ta có thể một phần nhỏ giúp ích cho việc thay đổi môi trường sống hiện tại và cả tương lai vài trăm năm nữa…

Trai Dat

 

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tin, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Hana

20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9649 – 0932.082.099

Mail: mail@moitruonghana.com

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết >> hãy chia sẻ bài viết với mọi người nếu bạn thấy hữu ích

 

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949