Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Mì

Sự cấp thiết trong xử lý nước thải tinh bột mì?

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sản xuất khác thì theo thời gian. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam đã từng bước đáp ứng được nhiều sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng trong và ngoài nước. Sự gia tăng nhanh chóng các mặt hàng, cùng với đó là sự đa dạng và có chất lượng tốt hơn nhiều.

Trong sự phát triển đó, ngành công nghiệp chế biến tinh bột mì đang có những bước tiến đáng kể trong thị trường kinh tế thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực mà ngành công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì đem lại cho nền kinh tế Việt Nam, thì một mặt trái của nó là lượng nước thải ra ngoài môi trường từ các cơ sở sản xuất vẫn còn là một điều đáng lo ngại và cần được quan tâm nhiều hơn.

Có thể chúng ta chưa biết, cứ một tấn tinh bột khoai mì thành phẩm thì môi trường sẽ nhận khoảng từ 12-15 m3 nước thải. Trong đó các chất hữu cơ rất cao.Nếu không được xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sẽ gây tác động rất xấu đến môi trường. Chính vì thế, doanh nghiệp sản xuất tinh bột mì luôn phải có hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Liên hệ: 00985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Nguồn gốc phát sinh nước thải tinh bột mì?

Nồng độ và tính chất của các chất ô nhiễm trong nước thải tinh bột mì sẽ thay đổi theo từng loại hình sản xuất. Nhìn chung, thành phần tính chất nước thải vẫn không thay đổi, chủ yếu chỉ khác nhau về lưu lương và nồng độ chất thải.

Một số quy trình sản xuất tinh bột mì

 

 

Đặc trưng thành phần và tính chất của nước thải tinh bột mì?

Trong quá trình sản xuất tinh bột. Nước thải chủ yếu phát sinh từ công đoạn rửa củ và tách tinh bột

  • Giai đoạn rửa củ, nước thải thải ra có pH = 5-5,6. Hàm lượng SS rất cao do loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt vỏ củ. Nước thải thường có mùi hôi chua, nước đục. Dao động SS khoảng từ 220 – 3.389 mg/l. Hàm lượng chất hữu cơ tương đối thấp, dao động trong khoảng từ 324 – 519 mg/l.
  • Giai đoạn tách tinh bột, nước thải từ giai đoạn này có pH dao động khoảng từ 4,9 – 5,7, COD tổng cộng khoảng từ 7.000 – 14.234 mg/l và COD hòa tan dao động từ 3.974 – 9.993 mg/l, BOD dao động từ 6.200 – 13.200 mg/l và hàm lượng SS trong khoảng từ 500 – 3.080 mg/l. Tổng hàm lượng phosphate dao động từ 10-45 mg/l và CN khoảng từ 19-28 mg/l.
  • Các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng tương đối cao, với hàm lượng N-NH3 từ 45-71 mg/l và N-org từ 90-367 mg/l.  Ngoài ra trong nước thải còn có chứa chất độc cyanua tồn tại trong nước ở dạng HCN- (chất độc gây nguy hiểm cho con người và sinh vật, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa của hệ thần kinh).

 

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
pH 4,2-5,1
COD Mg/l 2500-17000
BOD5 Mg/l 2120-14750
SS Mg/l 120-3000
N-NH3 Mg/l 136-300
N-NO2 Mg/l 0-0,2
N-NO3 Mg/l 0,5-0,8
Tổng N Mg/l 250-450
Tổng P Mg/l 4-70
CN Mg/l 2-75
SO42- Mg/l 52-65

Chỉ tiêu đặc trưng trong nước thải tinh bột mì

Quy trình xử lý nước thải tinh bột mì

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải tinh bột mì

Nước thải qua song chắn rác giúp loại bỏ các rác thô có kích thước lớn. Nhằm tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau. Sau đó rác thải được thu gom đến thùng rác để đem đi xử lý.

Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng cát để loại bỏ những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,2mm. Công dụng giống như song chắn rác là để tránh hư tổn bom và giảm hiệu quả các công trình phía sau. Cát được thu hồi đưa ra sân phơi cát.

Nước thải sau khi qua các giai đoạn xử lý sơ bộ sẽ được tập trung vào hố thu gom để tiếp tục xử lý

Sau đó nước thải được qua máy sàng rác để loại bỏ các loại rác tinh có kích thước 1mm

Bể axit có nhiệm vụ khử CN, chuyển hóa các mạch vô cơ phức tạp thành phân tử đơn giản. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì bằng phương pháp sinh học.

Ngăn trung hòa giúp điều hòa lại pH trong nước thải., đồng thời ổn định nồng độ chất thải và lưu lượng nước thải nhờ hệ thống sục khí được đặt trong bể.

Bể UASB: giá trị pH tối ưu của bể UASB là 6,7-7,5. Khoảng giá trị pH này là khoảng thuận lợi chó quá trình hình thành khí metan,cũng như sự cân bằng trong trường hợp tải trọng của bể quá tải và pH trong bể xuống mức thấp. Các chất dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật nên cần phải đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng bổ sung thích hợp là COD:N:N = 350:5:1. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas sinh ra được thu hồi cho mục đích hoạt động riêng của cơ sở sản xuất. Phản ứng phân giải chất hữu cơ xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì trong điều kiện kỵ khí

Các chất hữu cơ trong nước thải không được phân hủy trong bể xử lý sinh học kỵ khí sẽ được tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí.

Trong bể Aerotank, khi được cung cấp oxi đầy đủ thù vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản. Quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải.

Quá trình phân tách nước và bùn hoạt tính được diễn ra tại bể lắng sinh học. Nhờ vào tác dụng của trọng lực, bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể. Phần nước trong theo máng tràn chảy ra hồ hoàn thiện. Một phần bùn hoạt tính được thu gom về bể chứa bùn để xử lý. Một phần bùn hoạt tính được đưa tuần hoàn về bể aerotank để đảm bảo số lượng vi sinh vật

Hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy triệt để ở hồ hoàn thiện. Oxi trong quá trình này chủ yếu là không khí khuếch tán qua mặt nước và quá trình quang hợp của tảo, rêu… Nhờ đó mà quá trình từ làm sạch được diễn ra. Sau thời gian lưu nước 2 ngày, nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận

Xem thêm :

Ưu điểm của quy trình công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì

  • Giá thành cho đầu tư, xây dựng, vận hành cũng như bảo trì tương đối thấp
  • Hiệu quả xử lý và tính ổn định cao
  • Phù hợp với các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao
  • Các thiết bị tương đối đơn giản và ít chiếm diện tích
  • Có thể nâng công suất xử lý của nhà máy khi cần thiết
  • Không gây ra ô nhiễm môi trường trong khi hoạt động

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khó khăn trong hồ sơ môi trường, xử lý các loại nước thải, nước cấp, khí thải để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí một cách nhanh chóng!

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA

20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Liên hệ: 0985.99.499 – 0932.082.099 – 0906.76.9546

Email: mail@moitruonghana.com

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949