Xử Lý Nước Thải Chế Biến Mì Ăn Liền
Công ty TNHH giải pháp môi trường Hana chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, nâng cấp, vận hành, bảo trì và cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến mì ăn liền. Với công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí, chế độ vận hành đơn giản bán tự động, chi phí vận hành thấp.
Sự cấp thiết trong xử lý nước thải chế biến mì ăn liền?
Mì ăn liền là một phát minh vĩ đại của người Nhật. Sau đó mì ăn liền trở nên phổ biến khắp Châu Á. Từ đó, nhiều loại mì ăn liền xuất hiện từ thức ăn của các vùng địa phương như: phở ăn liền, bún ăn liền…
Mì gói xuất hiện đầu tiên vào khoảng giữa thập niên 60 và nhanh chóng phát triển tới nay ở Việt Nam. Nhà máy sản xuất mì gói ăn liền đầu tiên của Việt Nam ra đời mang tên công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, thương hiệu là VIFON.
Theo báo cáo mới của chính phủ Hàn Quốc được công bố hôm 11/11/2015 cho biết, tính trung bình, mỗi năm mỗi người dân nước này tiêu thụ 76 gói mì ăn liền. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 sau Hàn Quốc với 55,1 gói trên một người trong năm.
Do nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tăng cao. Ngành sản xuất mì ăn liền của đã từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Nghiên cứu cho thấy rằng. Một gói mì trọng lượng từ 65 – 85 g, trung bình 75g. Việt Nam sản xuất trung bình 5 tỷ gói/năm tương đương với 375.000 tấn/năm. Trung bình sản xuất 1 tấn sản phẩm/8m3. Vây hàm lượng nước thải chế biến mì ăn liền là 3 triệu m3 nước thải/năm. Nếu tính tốc độ tăng trưởng trung bình 15 -20% năm. Năm 2012 sản xuất từ 430.000 – 450.000 tấn, tương đương với lượng nước thải chế biến mì ăn liền từ 3.440.000 – 3.600.000 m3. Đây là con số rất lớn, nếu không có biện pháp xử lý thỏa đáng trước khi thải ra môi trường, lượng nước thải công nghiệp này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến mì ăn liền?
Nguồn phát sinh chủ yếu của nước thải chế biến mì ăn liền chủ yếu đến từ 3 hoạt động:
- Khâu sản xuất: đến từ các quá trình hấp, chiên, rửa thiết bị.
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
Đặc trưng thành phần và tính chất của nước thải chế biến mì ăn liền?
Chỉ tiêu | Đơn vị | Giá trị |
pH | – | 5,58 |
COD | mg/l | 830 |
BOD | mg/l | 496 |
SS | mg/l | 212 |
Nito tổng hợp | mg/l | 24,5 |
Photpho tổng hợp | mg/l | 4,75 |
Dầu mỡ | mg/l | 235 |
Quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Nước thải được đưa vào trong hệ thống xử lý nước. Nước thải theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Trước khi vào hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác. Mục đích là để chắn rác có kích thước lớn hơn 10mm. Nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và tắc nghẽn bơm trong quá trình vận hành. Do nước thải chế biến mì ăn liền có nhiều dầu mỡ. Nên trong quá trình chiên, được dẫn sang bể tách dầu mỡ.
Dựa trên nguyên tắc trọng lực, lớp mỡ nhẹ hơn sẽ nổi trên bề mặt, sau một thời gian lớp mỡ được gạt bỏ bằng một tấm gạt mỡ nổi.Từ bể tách dầu mỡ nước thải sẽ chảy vảo hố thu sau đó bơm lên bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi là nơi xử lý các chất dầu mỡ còn lại và các chất cặn lơ lửng từ nguồn khí sục đi lên. Việc sục khí nhằm thu hút các chất ô nhiễm trong nước thải.
Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa, máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Bể có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Mặt khác khí xáo trộn với nồng độ thích hợp sẽ làm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể.
Trong bể phản ứng do nước thải có nồng độ pH ở mức trung bình nên trong quá trình xử lý ta nên xử dụng phèn nhôm để keo tụ lượng cặn có trong nước thải.
Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, không khí được cấp 24/24h. Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được bổ sung định kỳ từ bùn tuần hoàn ở bể lắng. Các VSV này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng. Những sản phẩm đó là khí CO2 và H2O, đồng nghĩa với việc giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Trong bể Aerotank được thêm vào vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường có vi sinh vật bám dính và phát triển.
Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng sinh học. Trong bể lắng sinh học nước di chuyển bên trong ống trung tâm xuống đáy bể nhờ tấm hướng dòng. Sau đó nước di chuyển ngược lại từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn sẽ lắng xuống đáy bể và một phần được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Trong bể khử trùng Javen, hóa chất sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của tác nhân oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn đầu ra sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc. Sau đó, bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn vào hố thu.
Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác và tách dầu mỡ sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài. Điều này sẽ làm cho mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được đưa vào máy ép bùn băng tải nhằm giảm thể tích bùn, chuyển hóa bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.
Xem thêm
Ưu điểm của quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến mì ăn liền?
- Hiệu suất xử lý rất cao đối với các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ trong nước thải
- Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo quy chuẩn
- Thể tích bùn thải được giảm tối đa, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
- Chi phí vận hành thấp, dễ vận hành, có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn
- Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khó khăn trong hồ sơ môi trường, xử lý các loại nước thải, nước cấp, khí thải để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí một cách nhanh chóng!
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Liên hệ: 0985.99.499 – 0932.082.099 – 0906.76.9546
Email: mail@moitruonghana.com