1. Tổng quan về ngành chế biến sữa
Trong những năm gần đây, các mặt hàng sữa đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết khắp các tỉnh thành. Các sản phẩm sữa được bày bán ở khắp nơi với nhiều nguồn gốc xuất xứ. Cùng nhiều nhãn mác, mẫu mã sản phẩm khác nhau để đáp ứng người tiêu dùng. Qua đó, các nhà máy sản xuất, chế biến sữa cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, chúng ta phải cần xử lý nước thải chế biến sữa từ các nhà máy.
2. Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến sữa
Nước thải chế biến sữa được phát sinh nhờ vào quá trình sản xuất sữa tươi.Ttừ các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất hay các mặt hàng sữa đã quá thời gian sử dụng.
Ngoài ra nước thải còn phát sinh trong quá trình vệ sinh thiết bị nhà xưởng, thiết bị sản xuất. Trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy.
3. Thành phần của nước thải chế biến sữa
- BOD cao, chủ yếu là lactose, bơ sữa, protein và axit lactic.
- pH trung tính hoặc hơi kiềm lúc đầu, lactose lên men thành axit, pH giảm và kết tủa casein.
- Ít chất lơ lửng.
- Hàm lượng DO thấp.
4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa
5. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa
Quá trình xử lý nước thải chế biến sữa được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Song chắn rác, hố thu
Nước thải từ các nguồn trong nhà máy sẽ được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi vào hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Tại bể thu gom nước thải có sử dụng một máy bơm để bơm nước thải lên bể điều hòa.
Bể tách béo
Tại đây, nước thải sẽ được tách thành ba lớp riêng biệt:
- Lớp trên mặt bao gồm váng sữa, dầu mỡ, các loại rác nhỏ mà song chắn rác không giữ lại được.
- Lớp giữa là nước thải
- Lớp dưới cùng là đất cát
Lớp trên và dưới cũng được giữ lại và lấy ra ngoài theo định kỳ khi làm vệ sinh. Còn nước thải sẽ chuyển sang bể điều hòa
Bể điều hòa
Trong bể điều hòa, ta sử dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí. Nhằm ổn định chất lượng nước thải trước khi qua bể trung hòa. Đồng thời với việc ổn định chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Số dầu mỡ này sẽ được vớt đi bằng hệ thống thu gom để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0934.134.970
Bể tuyển nổi
Sau đó nước được bơm qua bể tuyển nổi. Tại đây, các cặn nhẹ khó lắng, dầu mỡ còn lại sẽ được tách ra. Nước thải sẽ được đưa qua bể UASB
Bể UASB
Nước thải được đưa qua bể UASB. Bể này có khả năng xử lý BOD và COD cao, có khả năng giảm BOD xuống dưới 500 mg/l. Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải có hàm lượng BOD giảm xuống thích hợp cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính. Khí sinh ra được thu về bình chứa có thể dùng làm khí đốt hoặc chạy máy phát điện Biogas.
Bể aerotank
Nước từ bể UASB chảy sang bể Aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
Bể lắng
Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải. Đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo qui chuẩn nước thải.
Xem thêm:
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn vận hành hệ thống xử lí nước thải chế biến sữa. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
Liên hệ: 0985.99.49949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646