1. Tổng quan ngành chế biến cao su
Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su hiện nay là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế quốc dân. Cao su được dùng hầu hết trong các lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của nhà máy gây ra rất đáng được quan tâm.
Mủ cây cao su có tính độc, gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước và sức khỏe của các công nhân viên làm việc và sinh sống gần nơi thu hoạch hoặc chế biến cao su. Vi vậy, Xử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su là thật sự cần thiết.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0932.082.099
2. Qui trình chế biến mủ cao su
3. Thành phần tính chất nước thải chế biến mủ cao su
- pH thấp, do khi làm đông mủ để gia công, có sử dụng acid.
- TSS cao, do có rất nhiều hạt cao su dạng huyền phù lơ lửng trong nước, phát sinh trong giai đoạn gia công.
- BOD, COD cao. Do có một lượng lớn protein hòa tan, acid foomic (quá trình đánh đông),… hàm lượng COD có thể lên đến 10000 mg/l.
- N-NH3 cao ( dùng trong quá trình kháng đông, khi thu mủ, vận chuyển mủ mới thu hoạch lên nhà máy chế biến)
4. Qui trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su
5. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su
Nước được dẫn qua song chắn rác nhằm gạn bỏ lá cây, rác,… tránh gây tắc đường ống.
Tiếp theo, nước được đưa qua bể gạn mủ để tách bỏ các khối mủ đông, nổi trên bề mặt, nhằm giảm bớt tắc nghẽn cũng như lượng hóa chất để xử lý phía sau.
Nước vào bể điều hòa, tại đây có có bổ sung NaOH, do nước thải cao su tương đối thấp, do đó phải trung hòa lại, từ đó quá trình keo tụ tạo bông phía sau xảy ra tốt hơn.
Keo tụ tạo bông và bể lắng là quá trình tiếp sau, nhằm xử lý tiếp các hạt mủ cao su nhỏ hơn, kết chúng lại thành các khối lớn lắng được và loại bỏ ra khỏi nước. quá trình này rất cần thiết vì công trình tiếp theo là UASB, là loại bể chỉ hoạt động tốt khi thành phần rắn lơ lửng thấp.
Sau khi loại bỏ TSS ở bể keo tụ tạo bông và lắng hóa lý, dòng nước tiếp tục được cho qua UASB. UASB là bể sinh học kị khí ngược dòng. Tại đây các quá trình sinh học kí khí diễn ra: thủy phân, acid hóa, methane hóa…. biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các dạng khí CH4, CO2 và thoát ra ngoài.
Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải được dẫn qua anoxic nhằm xử lý Nito và Photpho. Đường nước tuần hoàn từ Aerotank đến Anoxic mang theo nitrat được tạo thành trong bể Aerotank, nhờ đó tăng hiệu quả xử lý nito.
Aerotank là bể hiếu khí sinh học. Máy thổi khí cung cấp liên tục oxy cho bể Aerotank nhằm đảm bảo đủ điều kiện oxy dồi dào cho các vi sinh hiếu khí hoạt động. Tại đây, BOD, COD sẽ được xử lý triệt để và giảm mùi cho nước thải.
Bể lắng sinh học để lắng bùn sinh học, đồng thời tuần hoàn lại bùn cho bể Aerotank và UASB.
Nước trải qua quá trình lọc áp lực cao nhằm tách các chất lơ lửng mà bể lắng sinh học không lắng được.
Bể khử trùng là công trình xử lý cuối cùng, khử các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải.
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su
Vử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su được cho phép thải ra ngoài sau khi đạt QCVN 01-MT : 2015/BTNMT , QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN. Dưới đây là bảng thông số để đánh giá:
TT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị C
|
||
A
|
B
|
||||
1
|
pH
|
–
|
6 – 9
|
6 – 9
|
|
2
|
BOD5 (20oC)
|
mg/l
|
30
|
50
|
|
3
|
COD
|
Cơ sở mới
|
mg/l
|
75
|
200
|
Cơ sở đang hoạt động
|
mg/l
|
100
|
250
|
||
4
|
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
|
mg/l
|
50
|
100
|
|
5
|
Tổng nitơ
(Tổng N)
|
Cơ sở mới
|
mg/l
|
40
|
60
|
Cơ sở đang hoạt động
|
mg/l
|
50
|
80
|
||
6
|
Amoni
(NH4+ tính theo N)
|
Cơ sở mới
|
mg/l
|
10
|
40
|
Cơ sở đang hoạt động
|
Xem thêm:
- Xử lý nước thải cơ sở đánh bóng kim loại
- Xử lý nước thải chế biến sữa
- Xử lý nước thải cơ sở sản xuất thuốc lá
Ưu đãi của HANA:
Khi khách hàng xử lý nước thải cơ sở chế biến mủ cao su, HANA sẽ lập báo cáo quan trắc môi trường cho cơ sở chế biến mủ cao su miễn phí.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0932.082.099
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.