1. Tổng quan ngành chế biến sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho con người, mọi lứa tuổi và giới tính. Đời sống phát triển hơn khiến nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam ngày một tăng. Hiện tại, đã có nhiều nhà máy chế biến sữa được xây dựng đạt chuẩn. Do đó một hệ thống xử lý nước thải cơ sở chế biến sữa là điều không thể thiếu.
Tại Việt Nam, các nhà máy sử dụng sữa bột nhập là chủ yếu, ngoài ra thì chỉ chế biến và tiệt trùng sữa tươi. Không diễn ra các quá trình sản xuất phức tạp gây ô nhiễm cao như: Phô-mat, dịch sữa… Vì vậy, Hệ thống xử lý nước thải cơ sở chế biến sữa tại Việt Nam khá đơn giản.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
2. Tính chất nước thải chế biến sữa
Nhìn chung, nước thải chế biến sữa của nước ta chủ yếu là sữa pha loãng do sự rơi vãi từ công đoạn chế biến và vệ sinh thiết bị, dụng cụ,…nước rửa các bồn chứa sữa, các sản phẩm sữa bị ôi hư, nước thải sinh hoạt của công nhân nhà máy chế biến sữa,…
Do đó, nước thải chế biến sữa có các tính chất sau:
- BOD cao (lactose, bơ sữa, protein và acid lactic là những thành phần chính làm gây nên sự ô nhiễm hữu cơ
- Chất béo nhiều
- Mùi
- pH thấp, do sự phân hủy sữa ôi hư trong điều kiện thiếu khí.
3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa
4. Thuyết minh công trình hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa
Đầu tiên, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác, sợi có trong dòng nước.
Sau đó, nước được trải qua quá trình tách mỡ, nhằm loại bỏ các nhũ tương sữa và lượng lớn chất béo từ nước thải sản xuất sữa. Qua trình này giúp loại bỏ SS trong sữa. Các tạp chất được tuyển nổi, tách và chuyển tới bể chứa bùn để xử lý.
Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể điều hòa. PH của sữa có tính kiềm, tuy nhiên, trong nước thải của sữa lại diễn ra sự lên men do thiếu oxy, là pH giảm xuống. Do đó, tại bể điều hòa, có trung hòa pH bằng NaOH. Sục khí nhằm khấy trộn đều nồng độ nước thải, đồng thời xử lý 1 phần BOD trong nước thải.
Công nghệ chính được áp dụng để xử lý nước thải sản xuất sữa là SBR. SBR (Sequencing batch reactor) là một dạng của Aerotank, bể phản ứng sinh học theo mẻ. Công trình này giúp xử lý BOD, COD trong nước thải hiệu quả
Cụm bể SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech. Quá trình xử lý diễn ra như sau: Nước được dẫn vào bể Selector, sục khí liên tục. Sau đó, nước cho qua bể C-tech.Tại đây vừa diễn ra các phản ứng hiếu khí, vừa diễn ra sự lắng.
Cụ thể hơn, SBR hoạt động theo 5 pha: pha làm đầy, pha phản ứng, pha lắng, pha rút nước, ngưng (chờ nạp mẻ mới)
Khi lượng bùn dâng cao trong giai đoạn lắng,làm ảnh hưởng đế mức nước thì sẽ thực hiện xả bùn. bùn được dẫn vào bể chứa bùn. Vì lắng và phản ứng được thực hiện trong cùng 1 bể nên không cần tuần hoàn bùn từ bể lắng sang như Aerotank thông thường.
Nước sau khi qua bể SBR sẽ được lọc áp lực cao để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà bể lắng không tách được.
Cuối cùng nước được khử trùng bằng clorine.
Bùn thu được đem nén lại và xử lý phía sau.
Nước sau khi xử lý được đưa ra nơi tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
5. Ưu nhược điểm của hệ thống
- Sử dụng công nghệ chính là xử lý sinh học hiếu khí bằng SBR, do đó không cần phải xây dựng thêm bể lắng phía sau, thậm chí là không cần bể điều hòa. Tuy nhiên để phòng ngừa trường hợp có sự cố do sốc tải tại bể SBR, nên có thêm bể Điều hòa để đảm bảo lưu lượng.
- Không cần tuần hoàn bùn.
Nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là đòi hỏi công nhân vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao, và phải có hệ thống tự động hóa kèm theo.
Xem thêm:
Liên hệ:
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.