1. Tổng quan hoạt động các cơ sở đánh bóng kim loại
Ngành đánh bóng kim loại được xem như là một ngành phụ trợ quan trong cho các ngành công nghiệp. Nhằm tăng tính thẩm mĩ và độ hoàn thiện của các sản phẩm kim loại. Sản phẩm kim loại sau khi được đánh bóng sẽ có giá thanh cao hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu đánh bóng kim loại rất cao và vì thế, các cơ sở đánh bóng kim loại đang dần phát triển và mở rộng quy mô theo từng ngày.
Trong quá trình hoạt động, đánh bóng kim loại sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng nước thải công nghiệp chứa nhiều hóa chất sử dụng khi đánh bóng và nhiều kim loại nặng. Vì vậy, xử lý nước thải cơ sở đánh bóng kim loại là điều bắt buộc các cơ sở phải thực hiện.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
2. Quy trình đánh bóng kim loại và thành phần nước thải đánh bóng kim loại.
Qui trình đánh bóng kim loại trải qua 3 bước chính: đánh bóng thô, đánh bóng trung và đánh bóng tinh.
- Công đoạn đánh bóng thô sử dụng máy xóc rung, máy lồng, vật liệu mài để loại bỏ các khuyết điểm như vết sần, cạnh gồ,…
- Đánh bóng trung nhằm làm nhẵn, mịn đồng đều hơn các vết còn lại từ bước đầu. Bước này sử dụng phớt nỉ là chính (hoặc sơ dừa). Phớt nỉ là vật liệu đánh bóng được làm từ vải nỉ, vải bò, vải lông cừu,…
- Cuối cùng là công đoạn đánh bóng tinh. Bước này, chủ yếu sử dụng vải mềm kết hợp với sáp, nhằm làm sản phẩm bóng sáng.
Thành phần tính chất nước thải đánh bóng kim loại
Trong quá trình đánh bóng, nước thải thải ra môi trường sẽ chứa các thành phần chính sau:
- Muối vô cơ, kim loại nặng.
- Hỗn hợp oxit kim loại sử dụng phổ biến như: Corundum, Cacborundum, Smergiel,…
- Axit béo bậc cao khác như: oleic, Stearic,…
- BOD, COD từ nước thải sinh hoạt của công nhân cơ sở đánh bóng kim loại.
- pH, cao hoặc thấp phụ thuộc loại hóa chất sử dụng trong quá trình đánh bóng.
- Chất rắn từ sơ, vụn phớt nỉ.
3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cơ sở đánh bóng kim loại
4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cơ sở đánh bóng kim loại
Nước thải đánh bóng kim loại trước khi đi vào xử lý chính sẽ được đi qua song chắc rác đầu tiên nhằm loại bỏ các rác, cặn kích thước lớn, tránh bị tắt nghẽn đường ống cho các công trình phía sau.
Tại đây, bể điều hòa sẽ giúp đảm bảo lưu lượng. Nước thải đánh bóng có pH đa dạng, có loại cho pH axit (từ 2-4) hoặc pH cao (9-12), tùy thuộc kim loại gia công là gì và lượng dung môi sử dụng. Do đó, đối với từng loại nước thải đánh bóng kim loại mà ta châm acid hoặc NaOH.
Tiếp theo nước được dẫn qua bể phản ứng. PAC là hóa chất keo tụ chính, tạ đây nước thải được trộn đều với PAC và thực hiện kết bông.
Nước sau khi phản ứng với PAC sẽ được cho qua bể keo tụ tạo bông. Bể keo tụ tạo bông nhằm kết bông các thành phần lơ lửng như các vụn vải li ti, các dung môi, nhũ tương dùng làm bóng sáng bề mặt,.. Polymer được bổ sung trong bể keo tụ để tăng khả năng keo tụ.
Tiếp theo là quá trình lắng các bông cặn trong bể lắng hóa lý sau đó nước thải được khử trùng và thải vào nguồn tiếp nhận.
Nước được dẫn vào bể lọc để tách các chất rắn lơ lửng mà bể lắng không lắng được.
Bùn sinh ra chủ yếu là vụn kim loại, sơ sợi nỉ,… vụn kim loại có thể được thu hồi ở các bước sau tùy vào mục đích của cơ sở sản xuất.
5. Ưu điểm
Sử dụng phương pháp hóa lý để xử lý nên mang tính ổn định, công nghệ và vận hành đơn giản. Lượng hóa chất xử dụng phù hợp. Ít tốn chi phí năng lượng do ít sử dụng máy móc, thiết bị kèm theo.
Xem thêm:
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải đánh bóng kim loại. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.