Nuôi trồng thủy sản đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, cùng với những cơ hội về kinh tế mở ra thì sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy về vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc xây dựng một quy trình xử lý nước thải cho cơ sở nuôi trồng thủy sản là việc làm hết sức cần thiết.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
I. Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy sản:
Có thể nói, thủy sản đã và đang là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Ngành thủy sản đóng một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhu cầu thủy sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi đó nguồn tài nguyên này lại một cạn kiệt, vì vậy để bù đắp cho những thiếu hụt đó, ngành nuôi trồng thủy sản đã ra đời và đã giải quyết được 27% tổng sản lượng thủy sản thế giới nói chung. Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm: cá, nhuyễn thể giáp xác,…
II. Tính chất nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản:
Ngày nay, việc làm thế nào để xây dựng một quy trình xử lý nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản sao cho vừa an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí đang được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Nguyên nhân là do, nước thải nuôi trồng thủy sản nói chung và nước thải nuôi cá, tôm nói riêng thường chứa hàm lượng cao BOD, COD, Nitơ và vi sinh vật gây bệnh từ nguồn thức ăn dư thừa, các chế phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi và nước thải từ chính vật nuôi.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
III. Sự cần thiết trong việc lập giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL đang ngày một phát triển cả về diện tích và sản lượng. Chính vì vậy, kéo theo rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Cụ thể, các hoạt động trong nuôi trồng thủy sản đã phát sinh ra nước thải ô nhiễm:
- Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản chứa nguồn thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân hủy, các hóa chất, thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit,…. Lớp bùn này trong tình trạng yếm khí dễ tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4,…
- Nước thải nuôi trồng thủy sản: như đã nói ở trên, nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản chứa lượng lớn chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (Photpho, Nito), chất rắn lơ lửng, Amoniac, coliform,… hết sức độc hại, là nguyên nhân của các nguồn dịch bệnh.
IV. Giải pháp xử lý nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản:
Nước thải của quá trình nuôi trồng thủy sản sẽ được bơm đến trạm xử lý nước thải tập trung có bố trí song chắn rác để loại bỏ các rác thải, cặn bẩn có kích thước lớn như túi nilong, cành lá cây,… để tránh gây tắc nghẽn đường ống cũng như hệ thống bơm. Sau đó, nước thải được dẫn qua bể điều hòa, ở đây nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ nhằm tránh quá tải cho hệ thống. Sau bể điều hòa, nước thải được dẫn vào các bể sau:
- Bể thiếu khí (Anoxic) xử lý Nito, Photpho, BOD, COD
- Bể hiếu khí (Aerotank) khử toàn bộ lượng BOD, COD còn lại
Sau đó, nước được dẫn qua bể lắng, Tại đây, bùn thải trong quá trình xử lý sẽ được lắng xuống đáy bể nhờ tác dụng của trọng lực.
Nước thải được bơm vào bể khử trùng nhằm xử lý toàn bộ lượng vi sinh còn sót lại trong nước, và cuối cùng là được dẫn qua bồn lọc áp lực, tại đây các cặn bẩn còn sót lại sẽ được loại bỏ triệt để. Kết thúc quá trình xử lý. nước thải được dẫn qua bể tiếp nhận và thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải sau xử lý đều đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT
V. Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản theo công nghệ trên:
- Ưu điểm:
- Chi phí vận hành thấp
- Dễ dàng di dời hệ thống
- Có thể tăng, giảm công suất, mở rộng hay thu hẹp quy mô xử lý
- Nhược điểm:
- Tốn diện tích xây dựng
- Sử dụng nhiều chủng vi sinh
- Đòi hỏi trình độ chuyên môn người vận hành.
Xem thêm:
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
VI. Lý do bạn nên lựa chọn HANA:
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lí nước thải cơ sở nuôi trồng thủy sản HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.