QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ TÁI CHẾ PHẾ LIỆU AN TOÀN TIẾT KIỆM NHẤT

Với sự phát sinh quá tải của rác thải rắn như giấy, nhựa, kim loại,… mà ngành tái chế phế liệu ra đời như một giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của chất thải rắn gây ra đối với môi trường. Cùng với đó, vấn đề phát sinh là làm cách nào để xử lý nước thải từ các cơ sở tái chế an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm. Câu trả lời là cần chú trọng đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải cơ sở tái chế phế liệu.

1. Tổng quan về ngành tái chế phế liệu

Theo nghiên cứu, ở Việt Nam nhu cầu tái chế phế liệu ngày một tăng, đã và đang tạo cơ hôi phát triển cho ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên sự thiếu hụt của các công nghệ hỗ trợ với những hoạt động thích ứng đang khiến tiềm năng bị bỏ ngỏ.

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp tái chế hiện có tiềm năng rất lớn, theo đó nhu cầu cho nhiên liệu phế thải gia tăng hàng năm từ 15 – 20%. Cụ thể, ngành Nhựa hằng năm vẫn phải nhập từ 2-2,5 triệu tấn, trong đó phế liệu nhựa chiếm 80%; hay với ngành giấy, gần 70% sản lượng giấy hiện nay được sản xuất từ nguyên liệu tái chế.

Trong khi đó, thực lực của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay vẫn còn chưa mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất chưa hiện đại từ đó kéo theo sự thấp kém trong chất lượng sản phẩm, đó cũng là lý do việc mở rộng quy mô thị trường gặp phải nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ tập trung vào một vài nguyên liệu và sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa tạo dựng được thị trường mua bán phế  thải và sản phẩm tái chế mang tính minh bạch.

2. Phân bố các cơ sở tái chế phế liệu

Sự phân bố các cơ sở tái chế phế liệu theo nguồn nguyên liệu đầu vào được thể hiện dưới bảng sau:

TT Cơ sở Số lượng Địa danh
1 Tái chế chất thải chì 200 hộ sx/

25 lò nấu

Đông Mai – Văn Lâm – Hưng Yên
2 Tái chế nhựa thải > 400 cơ sở Triều Khúc – Thanh Trì- Hà Nội; Đồng Mầu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc Tào Phú – Yên Lạc – Vĩnh Phúc

Nam My – Nam Định

3 Tái chế giấy > 150 hộ sx Dương Ổ – Phú Lâm – Bắc Ninh
4 Tái chế sắt vụn, kim loại 700 cơ sở Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh; Đa Hội, Châu Khê, Bắc Ninh; Bình Yên, Nam Trực, Nam Định; Vân Chàng, Nam Định

Tống Xá, Yên Xá, Nam Định

5 Tái chế dung môi, dầu thải 30 cơ sở TP Hồ Chí Minh; Bình Dương; Đồng Nai

3. Nước thải cơ sở tái chế phế liệu

Nhua

Hình minh họa: Tái chế nhựa phế liệu

Bên cạnh chất thải rắn thì vấn đề xử lý nước thải cơ sở tái chế phế liệu cũng cần được quan tâm hàng đầu. Muốn xây dựng một quy trình xử lý nước thải cơ sở tái chế phế liệu thì việc đầu tiên là phải nắm rõ những đặc tính của nước thải của các cơ sở này. Do đặc điểm của từng cơ sở tái chế mà các chất ô nhiễm có trong nước thải ở các cơ sở này cũng khác nhau, cụ thể:

  • Cơ sở tái chế chì: Pb, COD, độ màu khá cao
  • Cơ sở tái chế nhựa: COD, BOD, SS, độ màu, Coliform.
  • Cơ sở tái chế giấy: COD, BOD, SS, độ màu, Coliform
  • Cơ sở tái chế sắt thép: độ màu, Fe, Cr, CN

Từ những dẫn chứng nêu trên, nhìn chung ta nhận thấy nước thải của các cơ sở tái chế phế liệu chủ yếu gặp phải vấn đề về độ màu, dầu mỡ, các cặn lơ lửng và đặc biệt là nồng độ các chất hữu cơ. Chính vì vậy, giải pháp xử lý nước thải cơ sở tái chế hiệu quả là xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm nêu trên.

4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở tái chế phế liệu.

Quy Trinh Xu Ly Nuoc Thai Co So Tai Che

  • Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cơ sở tái chế phế liệu

Nước thải từ các nguồn thải của cơ sở tái chế qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn để tránh gây tắc nghẽn bơm hay đường ống phía sau và được dẫn về hố thu gom.

Tiếp đến, nước được bơm qua bể điều hòa, tại đây, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong giờ cao điểm, tránh gây tình trạng quá tải cho các công trình sau

Nước thải sau bể điều hòa được dẫn qua bể Keo tụ tạo bông với hóa chất keo tụ được sử dụng là phèn PAC. Bể này có vai trò xử lý độ màu và loại bỏ các chất lơ lửng trong nước thải cơ sở tái chế nhờ phương pháp trọng lực.

Bể lắng I: loại bỏ những bông cặn lớn được hình thành trong bể keo tụ tạo bông bằng phương pháp trọng lực, Bùn thải trong bể được đinh kỳ bơm về bể chứa bùn và được hút đem đi xử lý.

Nước trên bề mặt bể lắng I tự chảy sang bể Anoxic. Bể Anoxic có tác dụng chuyển hóa Nitrat thành Nito tự do và thoát ra ngoài không khí. Bể Anoxic thường đặt trước bể Aerotank (Hiếu khí) tận dụng dòng nước tuần hoàn từ bể Aerotank có giàu Nitrat. Trong bể Anoxic có thiết bị khuấy trộn chìm nhằm tạo môi trường thiếu khí cho vi sinh vật hoạt đông.

Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:
 1. Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO 2- + 2 H+ + H2O
 2. Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2

Sau đó, nước thải chảy qua bể Aerotank để tiếp tục xử lý chất ô nhiễm. Hỗn hợp bùn và nước được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ Máy thổi khí. Thiết bị thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí => H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Nước từ Aerotank tự chảy qua bể lắng.

Bể lắng II: loại bỏ bùn sinh học lẫn vào nước thải sau khi qua bể hiếu khí, trong bể lắp đặt hai bơm bùn tuần hoàn về bể Aerotank nhằm ổn định nồng độ bùn của bể Aerotank, không gây mất bùn. Phần bùn dư được bơm qua bể chứa bùn và được định kỳ bơm hút đem đi xử lý.

Nước sau lắng chảy qua bể trung gian sau đó được bơm vô bồn lọc áp lực.

Bồn lọc áp lực: Loại bỏ các cặn lơ lửng còn sót lại trong nước sau quá trình xử lý sinh học để tối đa hóa hiệu quả của bể khử trùng tiếp theo.

Bể khử trùng: khử trùng nước thải, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, hóa chất được sử dụng là Chlorine

Nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT

Xem thêm:

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Hana

20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9649 – 0932.082.099

Mail: mail@moitruonghana.com

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949