XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

Sự cấp thiết trong xử lý nước thải giết mổ gia súc

Những hoạt động của kinh tế và sự phát triển của xã hội là nguyên nhân chính của sự biến đổi về môi trường sống trên thế giới hiện nay.

Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra trên thế giới hiện nay cũng như ở nước ta là do các hoạt động của kinh tế và sự phát triển của xã hội loài người. Các hoạt động này một mặt đang giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác lại đang tạo ra sự khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy mà việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của nền kinh tế giúp nước ta ngày càng hội nhập với thế giới hơn và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước ngày càng phát triển, trong đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra những sản phẩm có giá trị đối với cuộc sống của con người.

Với sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm thì ngành giết mổ động vật cũng phát triển theo. Bên cạnh những lợi ích to lớn của ngành công nghiệp này đem lại cho đất nước thì cũng đồng thời có những tác động tiêu cực đến môi trường do các chất ô nhiễm từ ngành nghề này chưa được xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường sống của con người.

Cả nước có khoảng gần 35.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tính đến khoảng cuối năm 2015, phần lớn các điểm giết mổ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y. Theo Cục Thú y, hiện nay tại 63 tỉnh, thành phố tồn tại các loại hình giết mổ như giết mổ tập trung công nghiệp, giết mổ tập trung bán công nghiệp, giết mổ thủ công và giết mổ nhỏ lẻ.
Tại TP.HCM, tính đến cuối năm 2015, thành phố còn khoảng 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có khoảng 20 cơ sở nằm rải rác trên địa bàn 11 quận, huyện và 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung tại quận Gò Vấp với tổng công suất bình quân hàng đêm là khoảng 82.000 con gà 7.555 con heo và 25 con trâu.

Theo kế hoạch, cuối năm 2016 sẽ ngừng hoạt động 2 cơ sở giết mổ gia súc là Xí nghiệp Giết mổ Nam Phong tại quận Bình Thạnh và cơ sở giết mổ Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức để đưa vào Cơ sở giết mổ trung tâm quận Bình Tân và cơ sở thuộc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN) ở Bình Thạnh.

Đến cuối năm 2017, tất cả các cơ sở giết mổ heo thủ công phải chấm dứt hoạt động, ngoại trừ hai cơ sở giết mổ thủ công tại huyện Cần Giờ cung cấp cho người dân của huyện. Đến cuối năm 2017, sáu nhà máy giết mổ heo hiện đại sẽ được đưa vào hoạt động tại hai huyện Hóc Môn, Củ Chi với công suất giết mổ từ 10.000-300.000 con/ngày. Ngoài ra, nhà máy giết mổ bò tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn của Cty CP Delta có công suất 200 con/ngày.

Riêng Công ty VISSAN sẽ đưa vào hoạt động Nhà máy giết mổ tại cụm Công nghiệp chế biến thực phẩm VISSAN, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, công suất 300 con bò/ngày và nhà máy giết mổ heo 2.500-4.000 con/ngày cũng sẽ đi vào hoạt động….

Nguồn gốc phát sinh nước thải giết mổ gia súc?

Sự phát sinh của nước thải giết mổ gia súc: Nước thải phát sinh trong hoạt động giết mổ gia súc chủ yếu như: nước rửa chuồng trại, nước nóng cạo lông, nước mổ có lẫn máu, nước rửa lòng,… nước thải này được xếp vào nước thải chăn nuôi

Đa số các giai đoạn trong quy trình giết mổ đều sử dụng nước, công đoạn sử dụng nước nhiều nhất là công đoạn cạo lông, mổ thịt và làm lòng.

Vì nước sử dụng trong hoạt động giết mổ rất nhiều nên lượng nước thải giết mổ gia súc ra là rất cao, trung bình mỗi con heo khi giết mổ thải ra gần 0,5m3 nước thải. Lượng nước thải giết mổ gia súc lớn với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao.  Tuy vậy, lượng nước thải này không được xử lý, nước chỉ cho qua bể lắng cho qua hố ga trước khi ra ngoài.

Đặc trưng thành phần và tính chất của nước thải giết mổ gia súc?

Lưu lượng nước lớn, chứa hàm lượng SS, BOD, COD và chất béo cao. Đồng thời, còn chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng dễ phân hủy sinh học khác.

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu vào

Cột A

Cột B

1 Ph 6.5-8.5 6-9 5.5-9
2 BOD5 mg/l 1500-2000 30 50
3 COD mg/l 2000-2800 75 150
4 TSS mg/l 350-700 50 100
5 Tổng Nito mg/l 100-250 20 40
6 Tổng Photpho mg/l 10-50 4 6
7 Dầu mỡ mg/l 50-200 5 10
8 Tổng Coliforms mg/l 104-105 3000 5000

Bảng thống kê hàm lượng các thành phần có trong nước thải

Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc

Thuyết minh Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc

Trước khi vào hố thu nước thải giết mổ gia súc được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn. Điều này nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình vận hành. Sau đó nước thải sẽ chảy về hố thu.

Tiếp theo, nước từ hố thu chảy qua bể tuyển nổi. Đây là nơi xử lý các chất béo có trong nước thải giết mổ gia súc và các chất cặn lơ lửng từ nguồn khí súc đi lên. Việc sục khí nhằm thu hút các chất ô nhiễm trong nước thải.

Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa, máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Bể có chức năng chính là điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Ngoài ra, khí được xáo trộn với nồng độ thích hợp sẽ ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể (phản ứng kỵ khí).

Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể kỵ khí UASB. Quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO+ CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Sau bể UASB, nước thải được dẫn sang bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Aerotank có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước thải trong bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3- có trong nước thải.

Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Ngoài tác dụng phân hủy chất hữu cơ, bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.

Sau khi được xử lý trong các giai đoạn trên, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể. Sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Tại bể khử trùng: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vi sinh đầu ra

Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.

Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn khác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài, điều đó sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn. Nhờ đó mà bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.

Ưu điểm của quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc?

  • Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ trong nước thải giết mổ gia súc cao
  • Đảm bảo đạt tiêu chuẩn đầu ra
  • Chi phí vận hành thấp vì chủ yếu bằng phương pháp sinh học
  • Dễ vận hành và có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn vận hành
  • Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản
  • Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khó khăn trong hồ sơ môi trường, xử lý các loại nước thải, nước cấp, khí thải để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí một cách nhanh chóng

Xem thêm:

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949