Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tại các lò tập trung đã thải ra một lượng lớn nước thải ô nhiễm cao ( chất hữu cơ, dầu mỡ, Nitơ, chất tẩy rửa, vi trùng, lông da …). Nếu lượng nước thải này không được xử lý đạt chuẩn trước khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sinh vật. Vì vậy , các cơ sở giết mổ cần phải xây dựng hệ thông xử lý nước thải để đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
I. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẨN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC
1.1 Nguồn gốc
– Nước thải từ quá trình giết mổ.
– Nước vệ sinh thiết bị trong cơ sở và từ chuồng trại.
– Nước sinh hoạt cho công nhân của cơ sở.
1.2 Thành phần
– Có chứa nồng độ dầu mỡ, acid béo cao
– Chứa nhiều protein, N, P.
– Còn có chứa chất tẩy rửa, lông…
Đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc:
Thông số | Đơn vị | Nước thải giết mổ gia súc |
pH | – | 6,5-10 |
Thể tích nước thải | m3/tấn thịt gia súc giết mổ | 3-8 |
BOD7 | mg/l | 2000 |
Tổng Nitơ | mg/l | 100-200 |
Tổng photpho | mg/l | 10-20 |
Tổng chất rắn lơ lửng | mg/l | 100-500 |
Chất béo | mg/l | 50-150 |
1.3 Tính chất
Nước thải khu giết mổ gia súc có nồng độ chất rắn cao, BOD, COD khá cao và luôn luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất cacbon, nitơ , photpho… Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm nguồn nước.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
II. CÔNG NGHỆ ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC
2.1 Lợi ích của việc xử lý nước thải giết mổ gia súc
Nước thải giết mổ gia súc chứa nhiều máu, chất rắn, chất hữu cơ, thịt vụn… Nếu không xử lý nước thải giết mổ gia súc, các chất này sẽ phân hủy trong môi trường xung quanh cơ sở, tao nên mùi hôi thối đặc trưng, gây ảnh hưởng tới chất lượng thịt và giảm uy tin của cơ sở. Vì vậy, xử lý nước thải giết mổ gia súc là vô cùng cần thiết.
>> Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
2.2 Công nghệ thường được áp dụng để xử lý nước thải giết mổ gia súc
a. Thuyết minh công nghệ và quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc
- Nước thải vào hố thu . Trước hố thu đặt song chắn rác để chắn các rác có kích thước lớn hơn, nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống, tổn thất năng suất máy bơm. Sau đó nước thải sẽ chảy về hố thu.
- Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể.
- Bể tuyển nổi, đây là nơi xử lý các chất béo,dầu mỡ có trong nước thải và các chất cặn lơ lửng trong quá trình giết mổ. Việc sục khí nhằm thu hút các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Nước thải sau bể tuyển nổi sẽ đến vào bể trunng gian, tại đâu, nước thải sẽ được chỉnh lại pH thích hợp trước khi vào bể UASB
- Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể kỵ khí UASB, quá trình phân hủy kỵ khí trong bể UASB diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
- Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể thiếu khí Anoxic. tại đây, N, P sẽ được xử lý, nước thải tiếp tục đến bể Aerotank sau khi được xử lý.
- Bể Aerotank: Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải.
- Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
- Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
- Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
- Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.
- Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
b. Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải giết
- Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
- Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
- Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
- Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …
III. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT NẾU KHÔNG THỰC HIỆN
Căn cứ vào Điều 14, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường:
Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 155 2016 NĐ CP
Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ)
Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi heo
IV. LIÊN HỆ TƯ VẤN
Giải pháp Môi trường HANA với đội ngũ nhân viên, kỹ sư lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công, vận hành và xử lý nước tinh khiết. Với phương châm “Trao giải pháp – Tạo niềm tin” luôn được HANA đặt lên hàng đầu, mong có cơ hội được hợp tác với Quý doanh nghiệp.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
Các ưu đãi của HANA dành cho Quý khách hàng khi xử lý nước thải:
– Lập báo cáo quan trắc môi trường miễn phí
– Tư vấn, hỗ trợ tiếp đón các đoàn thanh tra về môi trường hoàn toàn miễn phí
– Bảo hành lên đến 24 tháng
– Tư vấn, kiểm tra miễn phí các thủ tục, hồ sơ môi trường đã đúng và đầy đủ hay chưa?
– Đánh giá trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo, vận hành miễn phí.