Phong điện ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới sự nhậm khẩu khoa học kỹ, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh Nam Trung Bộ.
Nhược điểm của điện gió là điện năng chỉ được tạo ra khi có gió, và công suất phát ra thay đổi theo mức gió. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0932.082.099
Email: mail@moitruonghana.com
Quy trình hoạt động của nhà máy phong điện và tính chất của nước thải nhà máy phong điện thải ra ngoài môi trường
1. Quy trình sản xuất điện năng của nhà máy phong điện
Nhà máy phong điện sản xuất điện nhờ vào các tuabin gió. Các tuabin sẽ sử dụng gió để tạo ra điện năng. Nguyên lý hoạt động của tuabin gió rất đơn giản:
Các tuabin gió được đặt ở độ cao khoảng 30m so với mặt đất để có thể thu được hầu hết năng lượng gió và có thể tránh được các luồng gió bất thường.
Gió thổi qua và làm quay cánh quạt (2 -3 cánh), cánh quạt quay làm quay rotor bên trong dẫn đến trục chính bên trong chuyển động, máy phát bên trong sẽ chuyển động theo và tạo ra điện.
2. Tính chất nước thải nhà máy phong điện
Nhà máy phong điện sử dụng gió, là nguồn năng lượng tự nhiên và sạch, không gây ô nhiễm hay ảnh hưởng đến môi trường.
Vì vậy, nguồn gây ô nhiễm chính là hoạt động của công nhân viên làm việc tại nhà máy. hay còn gọi là nước thải sinh hoạt, được thải ra từ các nguồn sau:
- Nước thải sinh hoạt, về sinh, ăn uống của công nhân viên: Chứa một lượng lớn chất hữu cơ khiến COD, BOD cao, N và P có trong nước thải ở nồng độ cao, ngoài ra còn có một lượng lớn chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và các vi sinh vật gây bệnh
- Nước thải vệ sinh máy móc: Định kỳ có thể vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị… trong nhà máy. Nước thải này hầu hết chứa dầu nhớt cuat máy móc.
Qua tính chất nước thải nhà máy phong điện trên, ta có thể đưa ra quy trình xử lý nước thải nhà máy phong điện cơ bản. Nếu quý khách có nhu cần kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của mình đã đạt hay chưa, có thể liên hệ HANA để được tư vấn và kiểm tra hoàn toàn miễn phí
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0932.082.099
Email: mail@moitruonghana.com
Quy trình xử lý nước thải nhà máy phong điện
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà máy phong điện trên
Nước thải được thu gom bằng đường ống dẫn, vào bể tách mỡ rồi mới đến hố thu gom có đặt song chắn rác ở đầu nhằm loại bỏ các rác cặn thô tránh tắc nghẽn đường ống ảnh hưởng đến quá trình xử lý sau. Những nuồn thải có chứa dầu mỡ sẽ được đi qua đường ống riêng đến bể tách mỡ rồi mới đến hố thu gom, nước thải sau khi tập trung tại hố gom sẽ được chuyển đến bể điều hòa.
Bể điều hòa: giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải, oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ và tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân hủy gây mùi hôi thối. Đồng thời bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hòa được bơm qua bể Anoxic để xử lý sinh học.
Bể Anoxic: dưới tác dụng của hai động cơ khuấy trộn hoạt động liên tục đặt ở đầu và cuối bể tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí loại bỏ các hợp chất chứa nitơ có trong nước thải. Việc đặt bể thiếu khí trước bể Aerotank có tác dụng tận dụng nguồn cacbon có trong nước thải nhưng cần tuần hoàn nước từ bể Aerotank về bể Anoxic để xảy ra quá trình khử nitrate hóa chuyển nitơ từ dạng NO3- về dạng nitơ phân tử N2 được diễn ra hoàn toàn. Sau thời lưu nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể lắng 2 để loại bỏ bùn thải có trong nước.
Nước thải trong bể lắng sau khi qua bể khử trùng để xử lý vi khuẩn có trong nước thì được thải ra hệ thống thoát nước trung của khu vực. Nước thải sau khi xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 40:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Xem thêm:
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy phong điện. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Hotline: 0985.99.4949 – 0906.76.9646 – 0932.082.099
Email: mail@moitruonghana.com