Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa sẽ khác với sản xuất giấy từ phế liệu, hay từ bột giấy… bởi vì nguyên liều đầu vào khác nhau, quy trình sản xuất khác nhau sẽ dẫn đến tính chất nước thải đầu vào sẽ khác nhau. Môi trường HANA với nhiều năm kinh nghiệm về xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy. HANA tự tin có thể làm hài lòng các yêu cầu của Quý khách hàng
Nhu cầu sản xuất giấy chưa bao giờ giảm, giấy được sử dụng vào tất cả mọi thứ xung quanh ta: sách vở, đồ lưu niệm, thùng đựng… Ngoài ra, chính sách giảm sử dụng ni-long để bảo vệ môi trường đã khiến nhu cầu sản xuất và sử dụng túi giấy, ly giấy và các sản phẩm làm từ giấy có thể thay thế túi ni-long ngày càng tăng cao.
Giấy có thể sản xuất từ gỗ, tre nứa, từ phế liệu… tuy nhiên, dù bằng phương pháp nào thì trong quá trình sản xuất giấy, nước thải thải ra ngoài môi trường chứa rất chiều chất gây hại. Vì vậy, cần phải xử lý nước thải sản xuất giấy.
Hôm nay, HANA sẽ nói về quy trình sản xuất giấy từ tre nứa và quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa.
1. Tổng quan về ngành sản xuất giấy từ tre nứa.
Quy trình sản xuất giấy từ tre nứa.
Tre nứa sau khi sau khi được cắt vụn, sẽ được ngâm ủ trong dung dịch NaOH trong khoảng thời gian nhất định (từ 1 đến 6 giờ tùy nghiên liệu). Sau khi ngâm, ủ, tre nứa sẽ được rửa sạch nhiều lần để đưa đến công đoạn nghiền thành bột giấy, trong quá trình này cần một lượng nước rất lớn để pha loãng bột giấy (Tỉ lệ nước và bột giấy có thể lên đến 1000:1).
Bột giấy đến quy trình xeo giấy để tạo thành các tờ giấy. Giấy này sẽ được ép khô để tách nước qua các con lăn rồi sấy khô. Sau công đoạn sấy khô, lượng nước có trong giấy chỉ khoảng còn 5%, tức là 95% lượng nước sử dụng để pha loãng bột giấy sx được thải ra ngoài.
Để tận dụng nguồn nước, hạn chế thất thoát bột giấy, 80% lượng nước thải ra ngoài sẽ được tận dụng lại để pha loãng bột giấy. Còn 20% lượng nước thải sẽ được đưa đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy thử tre nứa
Tính chất nước thải sản xuất giấy từ tre nứa
Bảng tính chất nước thải sản xuất giấy từ tre nứa
Nước thải sản xuất giấy từ tre nứa phát sinh từ 2 công đoạn chính
Ngâm ủ tre nứa: Nước ngâm ủ này chứa NaOH nồng độ cao. Thường được đưa vào công đoạn hấp phụ từ ống khói nhà máy để giảm bớt lượng NaOH, sau đó mới đưa đi xử lý
Nước thải từ công đoạn xeo giấy: Nước thải công đoạn này mặc dù đã được hoàn lưu sử dụng nhưng vẫn có lưu lượng rất cao. Trong nước còn chứa nhiều bột giấy còn sót lại, dẫn đến lượng chất hữu cơ khiến COD, BOD cao, chất rắn lơ lửng cũng rất cao.
Xem thêm về nước thải sản xuất giấy
2. Xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa
Qua các thông tin trên, ta có thể nhận thấy nước thải sản xuất giấy từ tre nứa chứa rất nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe người dân xung quanh nếu thải ra ngoài mà chưa qua xử lý.
Dưới đây là môt hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy cơ bản mà quý khách hàng có thể tham khảo. Nếu quý khách cần có một hệ thống mới hay cảm thấy hệ thống xử lý hiện tại không đạt chuẩn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và khảo sát tận nơi hoàn toàn miễn phí.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa trên
Nước thải từ công đoạn nghiền bột giấy chứa nhiều tạp chất, rác kích thước lớn,… do đó nước phải đi qua song chắn rác thô đầu tiên để loại bỏ các vụn gỗ, đất đã có kích thước lớn.
Tiếp theo, nước sẽ được đi qua song chắn rác tinh nhằm loại bỏ các loại cặn, rác kích thước nhỏ hơn. Tai đây, ta có thể thu hồi bột giấy còn sót lại trong nước thải. Dòng nước được cho qua máng nghiêng nhằm thu hồi bột giấy, tái sản xuất và giảm hao hụt nguyên liệu.
Bể điều hòa: dùng để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Nước thải có chứa kiềm, do đó, pH khá cao, để tránh ảnh hưởng đến công đoạn keo tụ, tạo bông và các công trình sinh học phía sau thì một lượng axit được thêm vào để trung hòa lại pH của nước.
Tiếp theo là quá trình keo tụ tạo bông và lắng. Tại bể phản ứng, PAC là chất keo tụ được thêm vào, Polymer là chất trợ keo tụ được thêm vào trong bể tạo bông. Các bông cặn được đến bể lắng sẽ được lắng theo trọng lực, kèm theo các chất rắn lơ lững, xử lý TSS. Từ đó làm giảm độ màu và các dạng nhũ tương từ công đoạn trộn bột giấy với phụ gia.
Với tính chất đặc trưng của nước thải là BOD, COD lớn, công nghệ được lựa chọn để xử lý nước thải cơ sở sản xuất giấy từ gỗ là bể UASB và bể MBBR.
UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng tuần hoàn bùn. UASB chia làm 3 vùng:
- Vùng dưới cùng là vùng thích nghi
- Vùng giữa là vùng xử lý, tại đây xảy ra giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ, xử lý COD với 4 giai đoạn chính của phân hủy kị khí là: thủy phân, lên men acid, acetic hóa và metan hóa.
- Vùng trên là vùng lắng. Nước sau quá trình xử lý sẽ được đẩy lên vùng lắng, vào máng dẫn và thoát ra khỏi bể, đi đến công trình tiếp theo.
Nước được dẫn vào bể MBBR, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý triệt để BOD trong nước thải sản xuất giấy từ gỗ
Bể MBBR thực chất là một dạng cải tiến của aerotank truyền thống, sử dụng thêm các giá thể dính bám để tăng diện tích tiếp xúc của vi sinh hiếu khí. Ưu điểm của MBBR là không cần quá trình tuần hoàn bùn giống như bể Aerotank truyền thống.
Bùn được tuần hoàn từ bể lắng sinh học UASB nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể.
Bùn dư bể lắng sinh học được gom lại trong bể chứa bùn và được xử lý phía sau.
Sau khi qua quá trình lắng sinh học, nước thải tiếp tục cho qua bể lọc áp lực nhằm tách các chất lơ lững mà bể lắng sinh học chưa tách được.
Tiếp theo, nước thải sẽ được xử lý bậc ba bằng hệ fenton.
Hệ Fenton là phương pháp xử lý bậc ba được áp dụng trong hệ thống này nhằm khử độ màu và xử lý các hóa chất tẩy trắng có trong nước thải. Fenton gồm 3 quá trình ứng với 3 bể:
- Bể 1 là bể hạ pH xuống 3-4 để quá trình fenton diễn ra, pH ảnh hưởng tới nồng độ Sắt (II) và tốc độ phản ứng của quá trình.
- Bể 2 là bể phản ứng, bổ sung H2O2 và FeSO4, gốc *OH hoạt tính sinh ra là tác nhân phá hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Fe2+ + H2O2 —-> Fe3+ + *OH + OH–
- Bể 3 là bể lắng, hydroxit sắt (III) sẽ thực hiện cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử, từ đó loại chúng ra khỏi nước thải. NaOH được thêm vào để trung hòa pH, nhằm đảm bảo pH cho quá trình keo tụ tạo bông được diễn ra.
Công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý là khử trùng bằng Clorine.
Nước thải đầu ra của sản xuất giấy từ gỗ đạt quy chuẩn QCVN 12-MT: 2015/BTNMT.
Xem thêm:
Với địa chỉ hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Môi trường Hana thường xuyên thực hiện các hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tại các khu vực nội thành và ngoài thành TP. HCM, Khu vực Đông Nam Bộ như Tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và các tỉnh miền tây khác.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy từ tre nứa. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Hana
20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9649 – 0932.082.099
Mail: mail@moitruonghana.com