Hướng Dẫn Chi Tiết Về Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Sơn

1. Tổng quan về ngành sản xuất sơn

Ở nước ta, Ngành sản xuất sơn được hình thành khá sớm từ những năm 30 của thế kỷ XX. Và trong những năm qua, ngành sản xuất sơn không ngừng phát triển, nằm trong danh sách những ngành kinh tế phát triển của nước ta. Theo số liệu thống kê, hiện nay có hơn 500 cơ sở sản xuất sơn trên khắp cả nước và không ngừng phát triển thêm.

Nước thải sản xuất sơn được tạo ra từ 3 giai đoạn: Nước vệ sinh thiết bị, pha sơn, lọc. Mang tính chất của nước thải công nghiệp

2. Thành phần tính chất của nước thải sản xuất sơn

Thành phần nước thải sản xuất sơn gồm hàm lượng SS và COD, chất tạo màng, dung môi, bột màu, các chất phụ gia.

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất sơn

Quy Trinh Xlnt San Xuat Son

4. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sàn xuất sơn

Quá trình xử lý nước thải sản xuất sơn từ:

a) Hố thu gom

_ Nước thải sản xuất sơn từ  nhà máy được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (nhãn mác, bao bì…) rồi dẫn vào hố thu gom.

b) Bể điều hòa

_ Tại đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau.

_ Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến phân hủy kỵ khí trong bể gây ra mùi hôi.

c) Bể keo tụ tạo bông

_ Sau đó nước thải sản xuất sơn được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất được châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn.

_ Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn hóa học hình thành dưới tác dụng của trọng lực.

d) Bể oxi hóa Fenton

_ Bùn cặn lắng xuống đáy bể được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần nước sau lắng được dẫn về bể oxi hóa bằng hệ fenton để oxi hóa các chất khó phân hủy có trong nước thải.

_ Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt, nước thải được châm axit H2SO4 để làm pH giảm xuống còn 3.

Chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KmnO4 và FeSO4.7H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.

e) Bể lắng trung hòa

_ Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn từ bể oxi hóa và để điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học hoạt động.

_ Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý.

_ Nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.

f) Bể Aerotank

_ Tại bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải để phát triển sinh khối mới.

_ Chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxi trong bể theo phản ứng:

Chất hữu cơ + VSV hiếu khí + O2 à CO2 + H2O + sinh khối mới

g) Bể lắng II, Bể chứa bùn

_ Nước thải sản xuất sơn sau đó dẫn qua bể lắng để lắng cặn bùn sinh học được sinh ra.

_ Một phần bùn sau lắng đưa về bể chứa bùn để xử lý.

_ Quá trình hoàn nguyên về bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật trong bể.

_ Phần nước trong sau lắng có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép.

5. Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất sơn

  • Nước thải sau xử lý đảm bảo chỉ tiêu đầu ra.
  • Chi phí đầu tư hợp lý

Xem thêm :

6. Liên hệ

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Môi trường Hana sẵn sàng giúp bạn miễn phí trong việc kiểm tra, tư vấn, đánh giá, bảo trì, sữa chữa và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơnHANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý khách hàng

Liên hệ: 0985.99.49949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949