Khu dân cư đang là xu hướng xây dựng và sinh sống hiện nay. Vậy, có cần xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư hay không?, người dân sinh sống trong khu dân cư có phải xử lý nước thải sinh hoạt hay không? Đơn vi nào thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư hiện nay? Hãy cùng HANA tìm hiểu nhé
Các thành phố lớn luôn là điểm đến ưu tiên trong quá trinh sinh sông và lập nghiệp, Mỗi năm, Tp. HCM hay HN đón tiếp một lượng lớn dân nhập cư nhưng số lượng rời đi thì rất thấp. Đây là điều kiện giúp các khu dân cư ngày càng phát triển và gia tăng số lượng vượt bậc. Tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, nhìn đâu cũng sẽ thấy các khu dân cư đang xây mới, mở rộng hoặc đang được đầu tư khai thác. Qua đó có thể thấy nhu cầu nhà ở các thành phố lớn chưa bao giờ là giảm.
Nước thải thải từ khu dân cư là nước thải sinh hoạt, được thải ra từ quá trình sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh nhà cửa, tắm rửa… của các hộ gia đình, hoạt động của các cửa hàng, siêu thị… Nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ và cần phải được xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư.
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com
Tính chất nước thải sinh hoạt khu dân cư
Về cơ bản, nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt. Vì vậy, độ ô nhiễm cao hầu hết từ các chất hữu cơ, không chứa nhiều các hóa chất độc hại. Nước thải khu dân cư có các tính chất đặc trưng sau:
- COD, BOD cao do có chứa nhiều chất hữu cơ
- N, P, TSS cao
- Chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt
- Chứa các vi khuẩn gây hại như Coliforms…
Bảng thể hiện tính chất nước thải sinh hoạt khu dân cư
Với tính chất độc hại, và lưu lượng nước thải cao do mật độ dân cư sinh sống trong khu dân cư rất cao, nên các khu dân cư bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư trước khi thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài hoặc thải vào cống thoát nước thành phố. Còn người dân sống trong khu dân cư thì không cần.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Môi trường Hana là một trong những đơn vị chuyên thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Thuyết minh Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư
Nước thải từ cống thoát nước sẽ được tập trung về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung, Tại đây nước thải sẽ được đưa vào hố gom để tập trung nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý.
Hố gom: Nước thải trước khi vào hố gom sẽ được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ cặn, rác thải có trong nước thải để tránh sự tắc nghẽn đường ống và bơm.
Bể tách dầu mỡ: là công trình xử lý sơ bộ, dựa theo nguyên tắc về tỷ trọng, nhằm loại bỏ lượng dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt có trong nước thải. Nước thải sau khi tách dầu mỡ sẽ được bơm qua bể điều hòa
Bể điều hòa: Có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất thải có trongn nước thải, tránh tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học phía sau. Trong bể điều hòa còn có hệ thống sục khí liên tục, tránh việc phân hủy kỵ khí dưới đáy bể gây ra mùi hôi.
Cụm bể AAO: Là cụm bể chính và quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. Sử dụng hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải.
- A (Anaerobic): Bể kỵ khí sử dụng các vi sinh vật kỵ khí sử dụng các chất ô nhiễm trong nước thải tạo thành sinh khối cho sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí.
- A (Anoxic): Biến đổi Nito từ dạng ô nhiễm về dạng không ô nhiễm nhờ sử dụng vi sinh vật thiếu khí biến đổi Nito có trong nước thải từ dạng NO3– về dạng dạng khí N2.
- O (Oxic): Bằng việc cung cấp khí liên tục vào bể tạo môi trường tối ưu cho hệ vi sinh vật hiếu khí biến đổi Nito trong nước thải từ dạng NH4+ về dạng NO3-, NO2- được tuần hoàn về bể Anoxic để dễ dàng cho việc xử lý.
Bể lắng: Nước thải sau hệ AAO đi kèm theo đó là hệ vi sinh vật xử lý. Nhờ trọng lực, lượng bùn sẽ được lắng xuống dưới và nước trong được thu trên bề mặt. Phần bùn phía dưới một phần được tuần hoàn về hệ AAO tránh tình trạng mất bùn và một phần về bể chứa bùn để thải bỏ.
Bể khử trùng: Tại đây, các vi sinh vật gây hại có trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ chất khử trùng. Nước thải sinh hoạt khu dân cư sau khi xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT và được thải ra ngoài nguồn tiếp nhận như sông suối.
Ưu điểm nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư trên
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ vận hành
- Chi phí đầu tư không quá cao
- Bể Aerotank phù hợp với công trình xử lý nước thải có công suất bất kỳ;
- Cấu tạo bể đơn giản;
- Hiệu quả xử lý BOD và COD tương đối cao;
Nhược điểm:
- Cần nhiều diện tích
- Cần theo dõi vi sinh thường xuyên.
Xem thêm:
- Xử lý nước thải trường học
- Xử lý nước thải đô thị
- Một vài dự án của Hana trong xử lý nước thải sinh hoạt
Với địa chỉ hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Môi trường Hana thường xuyên thực hiện các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tại các khu vực nội thành và ngoài thành TP. HCM, Khu vực Đông Nam Bộ như Tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và các tỉnh miền tây khác.
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA .
- Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường HANA
20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 06, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646
Mail: mail@moitruonghana.com