Xử lý nước thải Thẩm mỹ viện hiệu quả, tiết kiệm diện tích

Thẫm mỹ viện thuộc nước thải ngành gì, có cần xử lý nước thải thẩm mỹ viện hay không? xử lý nước thải thẫm mỹ viện như thế nào? Trong bài viết HANA sẽ giới thiệu đến quý khách hàng về xử lý nước thải thẫm mỹ viện.

1. Xử lí nước thải Thẩm mỹ viện quan trọng như thế nào?

Nước thải phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở nghiên cứu đào tạo y dược; cơ sở sản xuất thuốc,… được gọi chung là nước thải y tế. Xử lý Nước thải thẩm mỹ viện cũng được xếp vào xử lý nước thải y tế.

Trong nước thải y tế nói chung và nước thải Thẩm mỹ viện nói riêng, thành phần ô nhiễm chính gồm chất hữu cơ, dầu mỡ, chất bẩn khoáng, chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh,… do đó, khi đi vào môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

Tại mục 3, điều 19, nghị định 33/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo qui định của pháp luật sẽ bị phạt:

  • từ 20.000.000 – 50.000.000 đồng với lưu lượng dưới 100 m3/ ngày đêm
  • từ 60.000.000- 80.000.000 đồng với lưu lượng từ 100 – dưới 500 m3/ ngày đêm
  • từ 100.000.000- 160.000.000 đồng với lưu lượng từ 500 – dưới 1000 m3/ ngày đêm
  • từ 180.000.000- 250.000.000 đồng với lưu lượng từ trên 1000 m3/ ngày đêm

Và theo nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các cơ sở có nước thải xả thải ra ngoài môi trường có 1 trong các chỉ tiêu vượt mức quy định cho phép, có thể bị phạt lên đến 130.000.000 đối với lưu lượng nước thải dưới 100m3/ ngày đêm. Và nếu không xử lý nước thải thẫm mỹ viện, các cơ sở cũng không xin được giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Vì vậy, nếu không xử lý nước thải thẫm mỹ viện, Các cơ sở thẫm mỹ viện sẽ bị phạt rất nặng. Ngoài ra, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà xem xét thêm các hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc nghiêm trọng hơn là tước quyền hoạt động. Hình thức phạt bổ sung được áp dụng theo hình phạt chính.

Do những yêu cầu đảm bảo an toàn đối với cộng đồng, sinh thái môi trường và yêu cầu đảm bảo thực hiện đúng luật qui định thì việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lí nước thải Thẩm mỹ viện là rất cần thiết và bắt buộc.

2. Thành phần tính chất nước thải Thẩm mỹ viện

Chất lượng nước đầu ra của hệ thống xử lí nước thải Thẩm mỹ viện được qui định trong QCVN 28:2010/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ:

Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải Thẩm mỹ viện:

  • Chất rắn:

TSS:  Tổng chất rắn

TDS: Chất rắn hòa tan có kích thước hạt 10-8 – 10-6 mm, không lắng được

TSS: Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt từ 10-3 – 1 mm, lắng được

Ngoài ra trong nước thải còn có hạt keo (kích thước hạt từ 10-5 – 10-4 mm) khó lắng.

Xu Ly Nuoc Thai Tham My Vien

Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Xây dựng “Xây dựng TCVN: Trạm xử lý nước thải bệnh viện – Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vận hành”. Trong nước thải bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác, hàm lượng TSS dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L.

  • BOD,COD: Trong nước thải thẫm mỹ viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/l đến 250 mg/lít (báo cáo khảo sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại nhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý CTBV đạt tiêu chuẩn môi trường” Hà Nội, năm 2004)
  • Nito, Photpho cao.
  • hóa chất có trong thuốc dùng trong thẫm mỹ…
  • pH thấp, do hàm lượng chất khử trùng trong nước thải cao, gây ra tính axit cho nước thải.
  • Chất khử trùng: chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua vôi,…), những chất này sẽ làm giảm hiệu quả của các hệ thống xử lí sinh học.
  • Kim loại nặng như Pb (chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi), AOXtrong chụp X- quang,…
  • Vi sinh vật gây bệnh như: Samonella typhi gây bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. gây bệnh lỵ, cholerae gây bệnh tả,…
  • Máu, dịch trong quá trình phẫu thuật thẫm mỹ hay vệ sinh dụng cụ thẫm mỹ

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

3. Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải Thẩm mỹ viện

So Do Xlnt Benh Vien

4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lí nước thải Thẩm mỹ viện

Nước thải thẩm mỹ viện có đặc tính chứa nhiều hóa chất, máu, dịch mủ và mầm bệnh nguy hại. Tuy nhiên, do yêu cầu của đa số các thẩm mỹ viện là đảm bảo thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích, nên công nghệ xử lí nước thải thẩm mỹ viện được lựa chọn là AO – MBR.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lí là giai đoạn xử lí cơ học:

Đầu tiên, nước được đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn, đảm bảo hệ thống không bị tắc nghẽn.

Tiếp theo, nước được dẫn vào bể điều hòa. Bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và pH. Hóa chất được sử dụng để chỉnh pH trong nước thải thẩm mỹ viện là vôi sống Ca(OH)2 , do hàm lượng chất kháng sinh  trong nước thải Thẩm mỹ viện khá cao, do đó xử dụng vôi vừa giúp trung hòa lại pH của nước vừa giúp phá vỡ cấu trúc các chất kháng sinh. Ngoài ra vôi sống còn có tác dụng khử trùng rất cao. Máy sục khí hỗ trợ xử lí một phần nhỏ BOD tại bể điều hòa.

Giai đoạn tiếp theo của quá trình xử lí là giai đoạn xử lí sinh học:

Bể Anoxic giúp loại bỏ Nito và Photpho trong nước thông qua hoạt động quá trình khử nitrat bằng vi khuẩn denitrificans :

NO3→ NO2→ NO→  N2O→  N2 (NO, N2O , N2: dạng khí)

Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể Aerotank kết hợp bố trí các modun màng MBR.

MBR là hệ gồm nhiều sợi rỗng ghép lại với nhau, nhiều sợi tại thành 1 modun, nhiều modun tạo thành một hệ thống MBR. Cơ chế của màng MBR là nước sau xử lí sinh học sẽ được thấm qua màng, các chất bẩn, vi khuẩn được giữ lại trên bề mặt màng, phần rỗng bên trong dẫn nước sạch đi từ dưới lên và đi vào bể chứa.

Với kích thước micro, từ 0.01-0.2 µm, vi khuẩn gây bệnh được giữ lại, thêm vào đó, lượng hóa chất khử trùng trong nước thải cao, do đó không cần thêm công trình khử trùng và lọc phía sau.

MBR giúp hàm lượng bùn hoạt tính được duy trì ở nồng độ cao, do đó, hiệu quả xử lí cao.

Máy bơm ngược được bố trí để bơm nước từ bể chứa nước sạch sau xử lí về MBR, hướng từ trên xuống dưới, kết hợp rung màng tốc độ nhanh nhằm làm sạch lớp bùn bám trên màng, tránh gây tắc nghẽn màng.

bùn được thu và chuyển sang bể chứa bùn và xử lí nén ép phía sau.

Nước thải đầu ra đạt QCVN 28:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

Tuy nhiên, mỗi thẫm mỹ viện sẽ có lượng nước thải khác nhau, tính chất thành phần trong nước thải cũng khác nhau, vì vậy, để có thể đưa ra một quy trình xử lý nước thải thẩm mỹ viện chính xác và phù hợp nhất, HANA cần phải khảo sát và lấy mẫu nước thải. Vì vậy, hãy liên hệ với HANA để được tư vấn, khảo sát trực tiếp hoàn toàn miễn phí

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

Liên hệ

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lí nước thải Thẩm mỹ việnHANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tin, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949