Các bước vận hành sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hay bất cứ hệ thống nào khác, đều có chế độ chạy auto hoặc do người điều khiển. Tuy nhiên, phải có nhân viên vận hành túc trực để liên tục kiểm tra mực nước, máy móc hay ứng phó khi có sự cố bất ngờ. Vì vậy, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là cần thiết để tránh tình trạng hư hỏng hệ thống.

Quy định pháp luật về vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Theo điều 22, nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về thoát nước và xử lý nước thải có quy định về Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải như sau:

  • Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, độ kín, cặn lắng tại các điểm đấu nối, hố ga và các khu vực khác nhằm đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của hệ thống. Đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, bảo trì, định kỳ nạo vét và kế hoạch phát triển hệ thống xử lý nước thải
  • Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải từ hệ thống để đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của nhà nước.
  • Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo theo yêu cầu của hệ thống

Ngoài ra, theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT có quy định:

  • Các bệnh viện phải định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải. Có nhật ký, sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải kèm kết quả kiểm tra chất lượng có liên quan.

Qua đó, ta có thể thấy thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là bắt buộc và phải thường xuyên thực hiện.

Môi trường HANA chuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, đào tạo nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Ngoài ra, HANA còn bảo trì, sửa chữa và cải tạo hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khi cần thiết.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động có 3 giai đoạn vận hành, bao gồm:

  • Giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
  • Giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện bình thường
  • Giai đoạn vận hành hằng ngày sau khi hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đã đi vào hoạt động

Sau đây, HANA sẽ giới thiệu và hướng dẫn vận hành theo từng giai đoạn

1. Giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Sau khi hệ thống xử lý nước thải được xây dựng xong, nhân viên vận hành sẽ bắt đầu vận hành không tải dưới sự kiểm soát của đơn vị thi công (ở đây là HANA). Vận hành không tải nhằm mục đích kiểm tra lại toàn bộ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trước khi đi vào hoạt động.

Van Hanh He Thong Xu Ly Nuoc Thai Benh Vien Gd1

Bước 1: Kiểm tra tủ điện

  • Đối với chế độ hoạt động bằng tay cần kiểm tra: Đóng điện động lực của tất cả các thiết bị và điện điều khiển cho tủ điện. Chuyển công tắc lựa chọn sang chế độ MAN. Nhấn nút của từng máy và kiểm tra hoạt động.
  • Đối với chế độ hoạt động tự động cần kiểm tra: Ngắt hết điện động lực và chỉ duy trì điện điều khiển của tủ điện. Chuyển công tắc lựa chọn sang chế độ AUTO. Sử dụng tín hiệu giả bằng cách đóng ngắt công tắc phao để kiểm tra hoạt động của các bơm nước thải.
  • Đối với khả năng bảo vệ thiết bị và báo sự cố cần thực hiện kiểm tra: ngắt động lực và chỉ duy trì điện điều khiển, sử dụng tín hiệu giả (làm cho dòng định mức nhỏ hơn dòng làm việc hoặc gạt cho rơle nhảy trực tiếp) để kiểm tra ngắt mạch của contactơ.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

Bước 2: Kiểm tra hệ thống đường ống công nghệ và thiết bị điện:

  • Hệ thống đường ống công nghệ phải được kiểm tra thường xuyên về mức độ rò rỉ ngay cả khi hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định
  • Khi phát hiện đường ống có hiện tượng rò rỉ , cần kịp thời ngừng hoạt động của thiết bị và sửa chữa. Không để lâu làm tăng mức độ hư hỏng
  • Đối với hệ thống đầu phân phối khí dưới đáy bể hiếu khí cần thực hiện kiểm tra: Khi bơm nước vào bể hiếu khí đã ngập khoảng 40cm, cần bật cho máy thổi khí hoạt động và kiểm tra mức độ sục khí và độ vững chắc của chúng.
  • Đối với các thiết bị máy móc trong hệ thống như bơm nước thải, bơm tuần hoàn, máy thổi khí phải cho hoạt động kéo dài và đo kiểm tra dòng điện làm việc của chúng. Nếu dòng làm việc > dòng định mức thì phải ngưng ngay máy để kiểm tra

Bước 3: Kiểm tra các bể trong hệ thống xử lý

  • Bơm nước sạch vào đầy (hoặc gần đầy) các bể cân bằng, bể sinh học hiếu khí, bể lắng và bể tiếp xúc.
  • Đo chính xác mực nước trong các bể và liên tục theo dõi kiểm tra lại mực nước này đảm bảo quy trình dòng chảy đúng theo thiết kế.

Sau khi thực hiện xong các bước này, là hệ thống đã sẵn sàng đi vào hoạt động, người vận hành sẽ đi vào gia đoạn 2.

2. Giai đoạn vận hành khởi động hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện bình thường

Van Hanh He Thong Xu Ly Nuoc Thai Benh Vien Gd2

Đây là giai đọan tiền hoạt động, giai đoạn này người vận hành sẽ phải chuẩn bị môi trường hoàn hảo cho vi sinh sinh sống để chuẩn bị xử lý nước thải.

Người vận hành phải chuẩn bị bùn và nạp vào bể hiếu khí, đồng thời bơm nước thải vào bể với nồng độ COD = 1.000 – 2.000 mg/l, pH = 6,5 – 8,5. Liên tục sục khí để vi sinh thích nghi dần với nước thải. Thời gian nuôi cấy vi sinh này thường kéo dài khoảng 1 tuần để đảm bảo tình trạng vi sinh hoàn toàn ổn định.

Trong thời gian này, người vận hành phải liên tục kiểm tra độ pH, DO của nước thải, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho vi sinh nếu cần thiết.

Sau khi vi sinh đã thích nghi và phát triển, hiệu quả xử lý lớn hơn 80%, cần tăng dần nồng độ COD của nước thải. Và chuyển sang giai đoạn 3.

Với HANA, sau khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, ở giai đoạn 1 và 2, HANA sẽ thực hiện toàn bộ cho quý khách, đồng thời vừa thực hiện vừa hướng dẫn cho nhân viên vận hành và cung cấp tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải quy trình thực hiện và cách thức để vận hành ở giai đoạn 3.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

3. Giai đoạn vận hành hằng ngày sau khi hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đã đi vào hoạt động

Giai đoạn này nhân viên vận hành sẽ thực hiện dựa theo tài liệu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện của HANA để vận hành hằng ngày. Ngoài ra, còn phải cập nhật thường xuyên tình trạng máy móc, nước thải vào sổ nhật ký.

Van Hanh He Thong Xu Ly Nuoc Thai Benh Vien Gd3

Bước 1: Khởi động

  • Vận hành chế độ MAN: bật CB tổng và các CB cần thiết để đóng điện cho tủ và hệ thống, bật ON POWER đóng điện cho mạch điện điều khiển, chọn chế độ MAN và lần lượt nhấn các nút ON của các máy thổi khí, bơm nước thải… để đưa các thiết bị trên vào hoạt động
  • Vận hành chế độ AUTO: làm tương tự như trên nhưng chọn chế độ AUTO để các máy tự hoạt đồng theo timer.

Cần lưu ý khi ở chế độ MAN, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần liên tục theo dõi mực nước các bể.

Bước 2: Hoạt động ổn định

Sau khi các thông số đã đi vào ổn định, hằng ngày, nhân viên vận hành cần thực hiện các công việc sau

  • Kiểm tra tình trạng máy khi đang hoạt động như: thăm nhớt và tiếng kêu, dòng điện làm việc của tất cả các máy.
  • Kiểm tra mức độ đồng đều của dàn phân phối khí bể cân bằng và bể sục khí.
  • Viết nhật ký vận hành mỗi ngày.

Bước 3: Hoạt động không ổn định

Khi nhân thấy hệ thống có các vấn đề khác thường như:

  • Máy móc không hoạt động, phát ra tiếng kêu lạ: cần liên hệ ngay với HANA để được kiểm tra, tránh việc để quá lâu gây hư hỏng
  • Bùn có màu lạ, không lắng, có mùi khác thường: cần liên hệ ngay với HANA để được kiểm tra vi sinh
  • Các thông số khác thường như COD (BOD) tăng, SS tăng, pH tăng cao hoặc quá thấp cần đưa ra các phương án xử lý sau:
    • Tăng thời gian lưu nước trong bể hiếu khí.
    • Giảm lưu lượng nước sang bể lắng bằng cách giảm lưu lượng bơm nước thải vào bể sục khí.
    • Tăng lượng bùn tuần hoàn bằng cách mở lớn valve hoặc cho hai bơm hoạt động đồng thời.
    • Tăng lượng khí cấp vào bể hiếu khí và khí cấp vào bể cân bằng bằng cách mở lớn van.
    • Sử dụng acid hoặc kiềm để đưa pH về môi trường trung tính

Nếu bệnh viên cần nhân viên bảo trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hay cần đơn vị hướng dẫn, đào tạo vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Hãy liên hệ với HANA.

Tất cả các bước trên đều phải đều phải thường xuyên cập nhật vào nhật ký, sổ tay, báo cáo vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Môi trường HANA chuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, đào tạo nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Ngoài ra, HANA còn có dịch vụ kiểm tra, khảo sát thực tế để lên kế hoạch bảo trì hệ thống xử lý nước thải, sửa chữa và cải tạo hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải y tế khi cần thiết.

Liên hệ: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

Mail: mail@moitruonghana.com

Xem thêm về quy trình bảo trì hệ thống xử lý nước thải của HANA

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949