Xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồn đạt hiệu quả

1. Tổng quan về hoạt động cơ sở sản xuất cồn

Cồn được sử dụng trong quá trình sinh hoạt và làm việc, vì vậy, nhu cầu sử dụng cồn lúc nào cũng có. Gần đây, Việc chuyển đổi từ xăng A92 sang xăng E5 đã kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất cồn tại Việt Nam. Từ đó, các cơ sở sản xuất cồn hoạt động ngày càng nhiều hơn.

Ethanol (cồn) sinh học được sản xuất từ các loại thực vật cho tinh bột cao như: củ cải đường, sắn, ngô, mía,…Tại Việt nam, sắn là nguồn nguyên liệu chính sản xuất cồn. Quá trình sản xuất cồn diễn ra theo trình tự sau:

Sắn sau khi thu hoach sẽ được làm sạch sơ bộ và nghiền nhỏ. Có hai dạng nghiền: nghiền khô và nghiền ướt.

Tiếp theo là quá trình hồ hóa, giúp phá vỡ tế bào tinh bột, chuyển thành dạng dễ tan hơn để quá trình tinh bột diễn ra dễ dàng hơn.

Quá trình đường hóa chuyển tinh bột hòa tan thành đường đơn với sự trợ giúp của emzym Amylaza.

Quá trình lên men sẽ chuyển đường đơn thành ethanol, CO2 và một số sản phẩm khác.

Sau các quá trình sinh hóa trên, ethanol trải qua một số công đoạn phía sau như: tách nước, tồn trữ,… để hình thành ethanol thành phẩm.

2. Thành phần tính chất nước thải cơ sở sản xuất cồn

Nước thải sản xuất cồn phát sinh từ quá trình sơ chế nguyên liệu, rửa công xưởng, dụng cụ, lôi kéo theo các chất thừa thải, rơi vãi từ quá trình sản xuất. Xử lý nước thải sản xuất cồn cần chú ý các tính chất sau:

  • BOD, COD cao
  • PH thấp
  • TSS lớn
  • Nito, Photpho

Thành Phần nước thải sản xuất cồn nhà máy sản xuất rượu Bình Tây

QCVN 60-MT: 2015/BTNMT về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu được ban hành theo Thông tư số 76/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là thước đo giá trị xả thải của các nhà máy sản xuất cồn tại Việt Nam.

Trong đó:

– Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất cồn nhiên liệu khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

– Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất cồn nhiên liệu khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

3. Sơ đồ công nghệ Xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồn đạt hiệu quả

Xulinuocthaisanxuatcon 1

4. Thuyết minh sơ đồ Xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồn đạt hiệu quả

Nước thải sản xuất ethanol chứ nhiều bã, xơ, sợi do quá trình sơ chế nguyên liệu ban đầu. Do đó cần phải đi qua song chắn rác trước để tránh bị tắc nghẽn ống cho các công trình phía sau.

Nước tiếp tục được đi qua bể điều hòa nhằm đảm bảo lưu lượng và nồng độ. PH nước thải sản xuất cồn khá thấp, khoảng từ 3-4. Khí được cung cấp ngoài tác dụng điều hòa nồng độ còn có thể giúp giải quyết một lượng nhỏ BOD.

Tiếp theo là quá trình keo tụ tạo bông và lắng. PAC là chất keo tụ được thêm vào trong bể phản ứng, Polymer là chất trợ keo tụ được thêm vào trong bể tạo bông. Các bông cặn được hình thành sẽ được lắng theo trọng lực trong bể lắng hóa lý, lôi kéo theo các chất rắn lơ lững, xử lý TSS, từ đó làm giảm màu trắng đục của nước thải sản xuất cồn.

Với tính chất đặc trưng của nước thải là BOD, COD lớn, có hàm lượng Nito, Photo cao, Công nghệ được lựa chọn để xử lý nước thải sản xuất cồn là công nghệ AAO ( Anerobic-anoxic-oxic). Nước sẽ được đi qua 3 bể: UASB, Anoxic, Aerotank.

UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng tuần hoàn bùn. UASB chia làm 3 vùng:

  • Vùng dưới cùng là vùng thích nghi
  • Vùng giữa là vùng xử lý, tại đây xảy ra giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ, xử lý COD với 4 giai đoạn chính của phân hủy kị khí là: thủy phân, lên men acid, acetic hóa và metan hóa.
  • Vùng trên là vùng lắng. Nước sau quá trình xử lý sẽ được đẩy lên vùng lắng, vào máng dẫn và thoát ra khỏi bể, đi đến công trình tiếp theo.

Công trình tiếp theo là anoxic, tại đây Nito và Photpho có trong nước thải sẽ được xử lý.

Nước được dẫn vào bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sẽ xử lý triệt để BOD trong nước thải.

Nước được tuần hoàn từ Aerotank vào Anoxic nhằm tăng khả năng xử lý nitrat.

Bùn được tuần hoàn từ bể lắng sinh học sang Aerotank, Anoxic và UASB nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể.

Bùn dư từ bể UASB, bể lắng hóa lý, bể lắng sinh học được gom lại trong bể chứa bùn và được xử lý phía sau.

Sau khi qua quá trình lắng sinh học, nước thải tiếp tục cho qua bể lọc áp lực nhằm tách các chất lơ lững mà bể lắng sinh học chưa tách được.

Khử trùng bằng clorine là công đoạn cuối cùng nhằm đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh có trong nước thải.

5. Ưu nhược điểm hệ thống Xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồn đạt hiệu quả

Là công nghệ tối ưu về chất lượng và Kinh tế đối với nguồn thải có BOD và COD cao như nước thải sản xuất cồn.

Xem thêm:

Liên hệ

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất cồnHANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Tác Giả

Bình Luận

Call Now ButtonHotline: 0985.99.4949